Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Siêu nhà máy điện giữa sa mạc Sahara 4:18 PM,11/6/2018

Với siêu nhà máy điện năng lượng mọc lên trên sa mạc Sahara vốn chỉ có nắng, gió và cát, Maroc đang trên đường tiến tới trở thành cường quốc năng lượng mặt trời của thế giới.


Thành phố Ouarzazate đã sớm quen thuộc với những siêu phẩm khổng lồ. Địa điểm nằm trên rìa sa mạc Sahara và trung tâm công nghiệp điện ảnh “Ouallywood” của quốc gia bắc Phi này, từng là địa điểm thực hiện các cảnh quanh kinh phí lớn của những bộ phim Lawrence of Arabia (Lawrence xứ Ả Rập), The Mummy (Xác ướp), The Living Daylights (Điệp viên 007: Ánh sáng chết người) và Game of Thrones (Trò chơi vương quyền).

Giờ đây, thành phố thương mại được mệnh danh là “cửa ngõ của sa mạc” này còn là trung tâm của một tổ hợp bom tấn khác: siêu nhà máy điện năng lượng mặt trời. Nguồn điện năng do tổ hợp gộp thành từ 4 nhà máy này cung cấp cùng thủy điện và điện gió, sẽ đáp ứng gần một nửa lượng điện cho Maroc từ các nguồn năng lượng sạch trước năm 2020. Giai đoạn 1 của tổ hợp sẽ đi vào hoạt động vào tháng sau và có khả năng tạo ra 160 MW điện. 

Dự án nhà máy điện này đóng vai trò quan trọng trong tham vọng tận dụng những sa mạc chưa được khai thác để trở thành siêu cường điện mặt trời trên toàn cầu. Khi hoàn thành, siêu nhà máy điện sẽ là nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, có diện tích lớn bằng thủ đô Rabat của Maroc và tạo ra 580 MW điện, đủ để cung cấp cho 1 triệu hộ gia đình.
Tiềm năng của năng lượng mặt trời từ sa mạc đã được biết đến trong nhiều thập kỉ. Nhà vật lý học nghiên cứu các hạt Gerhard Knies (Đức) từng ước tính lượng năng lượng các sa mạc trên thế giới nhận chỉ trong vài giờ đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho con người trong cả năm. Mặc dù vậy, con người vẫn gặp trở ngại trong việc thu thập nguồn năng lượng này và truyền tải chúng đến các trung tâm dân cư.

Trong lúc các kĩ sư đang hoàn thành những bước cuối cùng của giai đoạn một, 500.000 tấm kính mặt trời hình lưỡi liềm, cao 12m đã hiện diện trên sa mạc theo 800 dãy để hạn chế hư hại va đập từ gió cát sa mạc. Công nghệ kính được sử dụng tại đây có ưu điểm tiết kiệm diện tích và chi phí so với những tấm pin quang điện phổ biến hiện nay, lại vừa có khả năng tiếp tục tạo ra năng lượng ngay cả khi mặt trời đã lặn.

Theo Bộ trưởng Môi trường Maroc, Hakima al-Haite, với những ưu điểm như vậy, tác động năng lượng mặt trời tạo ra đối với khu vực trong thế kỉ này cũng sẽ tương tự như điều từng xảy ra với sản phẩm dầu mỏ ở thế kỉ trước. 

“Chúng tôi không phải là một nước xuất khẩu dầu mỏ. Chúng tôi nhập khẩu 94% năng lượng là nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài, dẫn đến những hệ quả lớn với ngân sách quốc gia. Từng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có giá đắt đỏ, vì vậy khi nghe về tiềm năng của năng lượng mặt trời, chúng tôi đã nghĩ tại sao không”, bà al-Haite cho biết.

Tính đến năm 2020, năng lượng mặt trời sẽ chiếm 1/3 nguồn cung năng lượng sạch của Maroc trong khi năng lượng gió và nước cũng lần lượt có tỉ trọng tương tự. “Chúng tôi rất tự hào vì dự án này. Tôi nghĩ nó là nhà máy năng lượng mặt trời quan trọng nhất trên thế giới”, Bộ trưởng el-Haite phấn khởi chia sẻ.

Các kĩ thuật viên cho biết hai nhà máy của giai đoạn 2 và 3 dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2017 sẽ có khả năng tích trữ năng lượng đến 8 giờ so với giới hạn 3 giờ của nhà máy giai đoạn 1, mở ra việc sử dụng năng lượng mặt trời 24/7 tại Sahara và vùng lân cận.

Chưa dừng lại ở đó, Maroc còn muốn có điện dư thừa để xuất khẩu sang các nước châu Âu. Nhưng tham vọng dẫn đến đâu là câu chuyện của tương lai, còn hiện tại, Maroc đang tập trung sử dụng năng lượng mặt trời để đáp ứng nhu cầu tự chủ về tài nguyên năng lượng của nước này. Maroc cũng đang hướng đến việc khử muối trong nước trong bối cảnh quốc gia này ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và tình trạng nóng lên toàn cầu. 

Dự án siêu nhà máy năng lượng mặt trời được chính phủ Maroc hỗ trợ có nguồn kinh phí 9 tỉ USD, phần lớn trong số này đến từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Thế giới (WB). 

Nguồn: Báo Tin tức


Send Print  Back
The news brought
Tạo năng lượng mặt trời từ công nghệ tách phân tử nước 11/6/2018
Chế tạo than sinh học không phát thải CO2 từ nước thải 11/6/2018
Vật liệu mới, quy trình sản xuất sử dụng nhiệt của mặt trời cho điện tái tạo rẻ hơn 11/6/2018
Cách tận dụng vi khuẩn để tạo ra năng lượng 11/6/2018
Trung Quốc muốn thay thế đèn đường bằng Mặt trăng nhân tạo 10/24/2018
Phương pháp mới để chuyển ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu 10/22/2018
Nước muối chảy qua bề mặt siêu kỵ nước để tạo ra điện áp 10/17/2018
Enzim nhân tạo có khả năng chuyển đổi năng lượng mặt trời thành khí hydro 10/17/2018
Công nghệ mới tăng hiệu suất chuyển đổi CO2 10/15/2018
Thiết bị tích hợp pin mặt trời với pin thường có thể lưu trữ điện ngoài lưới điện 10/15/2018
Công nghệ pin mới hấp thụ CO2 để làm nhiên liệu cho chính nó 10/10/2018
Phương pháp mới để kiểm soát ánh sáng 10/10/2018
Hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mới được hỗ trợ bởi cộng đồng tảo và nấm 10/4/2018
Thiết bị khai thác năng lượng từ các rung động tần số thấp 9/25/2018
Giới khoa học tìm ra cách mới biến ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng tái tạo không giới hạn 9/15/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119066553 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn