Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu "bẫy" ánh sáng để làm tan băng mà không cần dùng điện 2:44 PM,10/17/2018

Đặc biệt, chiếc “bẫy” ánh sáng này có thể hoạt động cả trong điều kiện khí hậu thấp, sương mù và tuyết phủ, được thực hiện cả trong phòng thí nghiệm lẫn thực tế ngoài trời.

Hình ảnh băng tuyết mùa đông tại các xứ Âu Mỹ thường đem lại cho mọi người một nét đẹp thật lãng mạn, nhưng mấy ai biết đó cũng thật là một điều vô cùng bất tiện. Vì đó là một mối nguy hiểm và không an toàn cho máy bay, động cơ gió, đường dây điện…
Tại các sân bay, máy bay thì bị “đóng đinh” xuống đất vì không cất cánh được, mái nhà nào yếu có thể bị sập do băng tuyết phủ quá dày, và đường dây điện thì bị nứt vỡ do băng tuyết bám. Trước nay, giải pháp vẫn chỉ là phương cách thủ công truyền thống là cơ học hoặc hóa học, vừa tốn nhiều năng lượng lại vừa không thân thiện với môi trường.
Vì vậy mới đây, một nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts MIT đã phát triển một loại vật liệu chỉ sử dụng ánh sáng mặt trời để làm tan băng trên mái nhà và trên các đường dây điện.
Nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Công nghệ Cơ khí Kripa Varanasi đứng đầu, đã tính toán rằng nếu biến ánh sáng mặt trời thành nhiệt thì sẽ đủ làm tan các lớp băng bám làm để băng trượt xuống mặt đất.
Để thực hiện điều này, nhóm nghiên cứu đã phát minh ra một loại vật liệu bao gồm tới ba lớp có thể dán hoặc phun lên các loại bề mặt. Lớp trên cùng là một loại vật liệu gốm tích hợp với ma trận kim loại có tính năng “bẫy” được tới 95 % ánh sáng và chuyển thành nhiệt làm tan chảy một phần băng tạo thành như một lớp bôi trơn mỏng cho băng dễ trôi tuột. Lớp tiếp theo bằng vật liệu nhôm sẽ lan tỏa nhiệt đều lên trên bề mặt bị băng bám. Và lớp thứ ba bằng vật liệu bọt cách nhiệt, có công dụng ngăn không cho nhiệt lan tỏa ngang làm giảm sự tan chảy của băng.
Đặc biệt, chiếc “bẫy” ánh sáng này có thể hoạt động cả trong điều kiện khí hậu thấp, sương mù và tuyết phủ. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các thử nghiệm trên vật liệu trong điều kiện ngoài trời, trong thế giới thực và các phép đo chi tiết trong phạm vi phòng thí nghiệm để chứng minh tính hiệu quả của hệ thống.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Kripa Varanasi, các ứng dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên cho các mái nhà và các đường dây điện.
Nguồn: Khám phá


Send Print  Back
The news brought
Tìm ra phương pháp thay thế vật liệu titan bằng nhôm trên máy bay 10/10/2018
Vật liệu xốp bọt “lai” kết hợp sức mạnh của gỗ và kim loại 10/10/2018
Tạo ra nhựa có thể phân rã trong nước biển 9/25/2018
Gốm sứ trong suốt đầu tiên với các tính chất dẫn điện anion 9/8/2018
Tơ nhện tổng hợp chắc và dai hơn 9/8/2018
Tạo ra hợp kim bền vững nhất thế giới 9/8/2018
Loại túi nylon Nhật vô danh này có thể trở thành công cụ cứu sinh trong thảm họa 8/7/2018
Vật liệu mới từ vỏ cua và thực vật có thể thay thế túi nylon 8/6/2018
Ghế băng làm từ túi nhựa tái chế 8/2/2018
Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà 8/1/2018
Chất xúc tác mới có chức năng kép: sản xuất hydro và nhựa 8/1/2018
Đà Nẵng: Nghiên cứu sử dụng bột đá Non Nước phế thải để sản xuất vật liệu composite 8/1/2018
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm 7/27/2018
Nghiên cứu công nghệ chế tạo lớp phủ nano ZrO2/silan trên thép làm lớp nền cho sơn tĩnh điện - Mã số đề tài: VAST03.07/16-17 7/27/2018
Sự hình thành hạt mới được phát hiện xảy ra trong điều kiện không khí ô nhiễm nghiêm trọng 7/26/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119941008 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn