Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học 4:12 PM,9/24/2018

Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Phần Lan, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn II (IPP2) phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học” từ ngày 20 đến 22/9/2018 tại Hà Nội.

Bà Trần Thu Hương (Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng, Giám đốc Chương trình IPP2) cho biết; với mục tiêu thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững, trong những năm qua, IPP2 đã triển khai nhiều hoạt động theo phương thức mới, cách làm mới. Trong đó, bên cạnh việc giúp Việt Nam thiết kế, xây dựng chính sách về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp; đào tạo và xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách và tư vấn khởi nghiệp; kết nối mạng lưới và quan hệ đối tác hợp tác về đổi mới sáng tạo với Phần Lan; IPP2 còn thực hiện một hoạt động hết sức quan trọng là xây dựng năng lực về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho các trường đại học Việt Nam. Từ năm 2016, IPP2 bắt đầu khởi động chương trình hợp tác với các trường đại học Việt Nam để thí điểm đào tạo các lớp giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho hơn 150 giảng viên của gần 50 trường đại học trong cả nước, đưa lãnh đạo các trường đại học Việt Nam sang bồi dưỡng ngắn hạn và học hỏi các mô hình tiên tiến tại Phần Lan, tài trợ các dự án hợp tác giữa các trường đại học để từng bước đưa nội dung đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào giảng dạy trong các trường đại học. Các nỗ lực tiên phong của IPP2 đã góp phần thay đổi tư duy và quan niệm của lãnh đạo và giảng viên các trường đại học đối tác về tầm quan trọng của việc hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn viên trường đại học; tạo lập mạng lưới kết nối các giảng viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giữa các trường. 
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã nghe đại diện hai trường đại học hàng đầu Phần Lan là Đại học Aalto và Đại học Công nghệ Tampere thuyết trình về “Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đẳng cấp thế giới”, “Sử dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu: thúc đẩy hợp tác 3 nhà: nhà nước - trường đại học -doanh nghiệp”; và trao đổi của các trường đại học Việt Nam (Ngoại thương, Nguyễn Tất Thành, Bách khoa TP Hồ Chí Minh...) về kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hợp tác đại học - doanh nghiệp và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh khẳng định, để khắc phục điểm yếu về phát triển công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối với doanh nghiệp của các trường đại học, trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường vai trò chủ thể của các trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, có giải pháp khuyến khích kèm theo bắt buộc các trường, đặc biệt là đại học công nghệ triển khai mạnh hơn chức năng nghiên cứu và kết nối với khu vực công nghiệp, doanh nghiệp. Đồng thời, cần khuyến khích các trường đại học, đặc biệt là các trường khối kỹ thuật và công nghệ, dành không gian thích đáng cho hoạt động ươm tạo công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, xưởng thiết kế chế tạo của sinh viên; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên năm cuối và cựu sinh viên thông qua các không gian sáng tạo chung hoặc các chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thuận lợi trong khuôn viên các đại học là xu thế tất yếu mà các trường đại học Việt Nam nên đưa vào một trong các ưu tiên chiến lược của mình, bên cạnh sứ mệnh truyền thống về đào tạo”.
Trong khuôn khổ của Diễn đàn, Ban tổ chức cũng đã tổ chức chuyến khảo sát thực tế tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong ngày 22/9 nhằm giúp các đại biểu quan tâm có trải nghiệm về các mô hình đại học khá thành công ở Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Xe máy tự lái của BMW 9/15/2018
Khánh Hòa: Giới thiệu về giống mía mới và kỹ thuật canh tác giống mía mới 9/14/2018
Kiên Giang: Thu thập, lưu trữ, bảo tồn một số nguồn gen nấm có giá trị kinh tế 9/14/2018
TP Hồ Chí Minh: Hợp tác với Israel về cơ khí, tự động hóa, chế tạo máy và giáo dục, đổi mới sáng tạo 9/14/2018
Phú Yên: Xây dựng mô hình trồng nấm Bào ngư và nấm Linh chi tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh 9/14/2018
Hoàn thiện công tác thống kê đổi mới sáng tạo ở Việt Nam 9/8/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 9/8/2018
Mô hình liên kết thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN 9/8/2018
Nghiên cứu khoa học sự sống trước yêu cầu hội nhập quốc tế 9/8/2018
Thực trạng - Thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam 9/8/2018
Khoa học và công nghệ góp phần quan trọng vào tái cơ cấu ngành lâm nghiệp 9/8/2018
Khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh 9/8/2018
Hải Phòng: Cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo 9/8/2018
Hà Giang: Khai trương thư viện điện tử KH&CN 9/8/2018
Cao Bằng: Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đợt 1, năm 2019 8/31/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119978037 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn