Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vi khuẩn dưới đất phân hủy nhựa thay thế 9:54 AM,8/9/2018

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich) đã chứng minh một loại nhựa thay thế có tên là PBAT, viết tắt của poly (butylene adipate-co-terephthalate), có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn trong đất.

 

Các nhà nghiên cứu hy vọng vật liệu này có thể được sử dụng để thay thế màng phủ polyethylene. Màng PE được sử dụng phổ biến trên các cánh đồng để hỗ trợ tăng năng suất cây trồng bằng cách tăng nhiệt độ của đất và giữ ẩm cho đất.

Xử lý tấm nhựa là việc làm khó khăn và khối lượng lớn nhựa cuối cùng sẽ tích tụ trong đất. Ô nhiễm nhựa polyethylene có thể làm gián đoạn chu trình vận chuyển nước và làm suy giảm chất lượng đất.

Các nhà nghiên cứu tại ETH Zurich đã tìm hiểu xem chất thay thế polyme như PBAT có thân thiện với môi trường hay không. Polyme được coi là phân hủy sinh học để ủ phân, nhưng không được sử dụng trong nông nghiệp.

Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã tổng hợp PBAT với một lượng đồng vị cacbon -13 nhất định. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự phân hủy cacbon theo các lộ trình phân hủy sinh học khác nhau. Thông qua các mẫu đất, nhóm nghiên cứu có thể theo dõi việc chuyển đổi cacbon của polyme thành sinh khối và năng lượng, cũng như sản phẩm phụ CO2.
Michael Zumstein, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: Điểm nổi bật trong nghiên cứu là chúng tôi đã sử dụng những đồng vị ổn định để theo dõi cácbon có nguồn gốc PBAT theo nhiều con đường phân hủy sinh học của polyme trong đất.

Hans-Peter Kohler, nhà vi sinh vật môi trường và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết:Theo định nghĩa, phân hủy sinh học đòi hỏi vi sinh vật phải sử dụng trong quá trình trao đổi chất toàn bộ cacbon trong các chuỗi polyme để sản sinh năng lượng và tạo ra sinh khối như chúng tôi đã chứng minh với PBAT. Nhiều vật liệu nhựa vỡ vụn thành các mảnh nhỏ và tồn lưu trong môi trường dưới dạng vi nhựa, ngay cả khi loại nhựa này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chặng đường kiểm soát ô nhiễm gây ra bởi ngành công nghiệp nhựa toàn cầu vẫn còn dài và xử lý nhựa theo cách phân hủy sinh học là bước đi đúng hướng.

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Science Advances và đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh một loại nhựa thực sự có khả năng phân hủy sinh học trong đất.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam


Send Print  Back
The news brought
Công nghệ mới xử lý nước thân thiện với môi trường 8/3/2018
Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính 8/3/2018
Lò đốt rác thải sinh hoạt và phương pháp vận hành 7/31/2018
Phương pháp thu hồi niken từ chất xúc tác thải chỉ chứa niken trong pha hoạt tính và phương pháp sản xuất chất xúc tác dùng để xử lý cacbon monoxit và hyđrocacbon trong khói thải 7/31/2018
Cải thiện công nghệ xử lý nước Nhà máy Tân Hiệp để giảm thiểu sự hình thành sản phẩm phụ khử trùng. 7/30/2018
Nghiên cứu mức độ phát thải PCDD/F từ lò đốt chất thải y tế tại khu vực TP.HCM. 7/30/2018
Nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí xử lý theo mẻ (Sequencing Batch Reactor - SBR) để xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột (bún, miến) - Mã số: VAST 07.02/15-16 7/27/2018
Nghiên cứu so sánh sự đa dạng phân tử của lipid phân cực trong san hô và san hô thủy tức của Việt Nam và vùng Viễn Đông LB Nga - Mã số Nhiệm vụ: VAST.HTQT.NGA.12/16-17 7/27/2018
Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống trạm quan sát địa chấn Việt Nam trên cơ sở tính toán sai số trong việc xác định các tham số cơ bản của chấn tiêu động đất 7/27/2018
Australia chế tạo thành công loạt thiết bị cảnh báo lũ lụt 7/25/2018
Tìm công nghệ “giải cứu” tài nguyên cát 7/25/2018
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất 7/25/2018
Bình Định thử nghiệm hệ thống phần mềm điều khiển dòng chảy 7/25/2018
Thừa Thiên Huế: Ứng dụng nhiều công nghệ xử lý rác thải 7/25/2018
Đánh giá chất lượng nước bằng thiết bị “made in Viet Nam” 7/25/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119955341 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn