Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới có tác động xã hội tích cực 3:30 PM,8/7/2018

Ngày 6/8/2018, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì Hội nghị Tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2012-2017 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2018-2020.


Cùng chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp...
Trong giai đoạn 2011-2017, Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM đã nhận được hơn 800 đề xuất nhiệm vụ, trên cơ sở đó 69 nhiệm vụ đã được phê duyệt thực hiện. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng NTM nói riêng.
Cụ thể: Đóng góp thiết thực về cơ sở lý luận, cơ chế, chính sách và chuyển giao ứng dụng có hiệu quả, đạt hầu hết các mục tiêu đề ra. 100% đề tài đều đáp ứng yêu cầu chuyển giao sản phẩm nghiên cứu. Có 74 sản phẩm là các kiến nghị giải pháp cơ chế, chính sách của 42 đề tài, dự án được tiếp nhận để sử dụng. Đã tạo ra 246 sản phẩm mới, 26 công nghệ mới. Xây dựng được 185 mô hình các loại, trong đó có 87 mô hình được các địa phương tiếp nhận để nhân rộng. Giới thiệu chuyển giao vào sản xuất 121 quy trình và giải pháp công nghệ, với 1.735 công trình kỹ thuật, máy móc, thiết bị; công bố 148 bài báo trên các tạp chí khoa học, chiếm 76,8% các đề tài, dự án có công trình đăng báo (so với chỉ tiêu 70% được giao). Đã phát hành 26 cuốn sổ tay, sách hướng cho nông dân. Kết quả nghiên cứu chuyển giao được phát 44 lần trên các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Ngoài cán bộ kỹ thuật địa phương, doanh nghiệp và nông dân được bồi dưỡng, tập huấn,
Chương trình còn tham gia đào tạo 9 nghiên cứu sinh, 39 thạc sỹ...
Thu hút được sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, huy động được các nguồn lực ngoài nhà nước. Có 21 doanh nghiệp chủ trì, tham gia chính các đề tài, dự án; nhiều hợp tác xã, nông dân của 100 xã trên địa bàn 40 tỉnh/thành phố cả nước đã trực tiếp tham gia các mô hình. Kinh phí đối ứng ngoài nhà nước chiếm 43% tổng kinh phí thực hiện Chương trình. 
Tạo được cơ chế phối hợp, thu hút đông đảo lực lượng KH&CN thuộc nhiều chuyên ngành, nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo của cả nước. Tổng số có 568 cán bộ KH&CN thuộc các lĩnh vực đã trực tiếp tham gia Chương trình với tư cách là thành viên chính của các nhiệm vụ. Trong đó có 115 GS và PGS; 117 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học; 265 thạc sỹ... Có 114 cơ quan và tổ chức KH&CN trực tiếp tham gia Chương trình, trong đó có 2 Viện Hàn lâm khoa học, 50 Viện nghiên cứu; 12 học viện, trường đại học; 18 đơn vị quản lý nhà nước; 21 doanh nghiệp và nhiều trung tâm. Số đơn vị ngoài nhà nước chiếm 28%.
Có tính lan tỏa rộng, có tác động xã hội tích cực, góp phần thúc đẩy xây dựng NTM. Hầu hết các mô hình dự án của Chương trình đều tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Có 82 loại cây, con được sản xuất với quy trình công nghệ mới, có năng suất, chất lượng cao. Nhiều giải pháp KH&CN có tác động tăng năng suất nông nghiệp. Trong tổng năng suất tăng thêm của các loại nông sản trồng trọt chủ lực, các tiến bộ kỹ thuật về thủy lợi đóng góp 35-40%, cùng với đó là đóng góp của khâu giống chiếm 25-30%; phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác là 25-30%. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp và người dân chủ động đầu tư nhân rộng quy mô của các mô hình dự án lên 5-10 lần so với ban đầu, với nguồn kinh phí lên tới cả nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh hiệu quả về mặt KH&CN, hiệu quả xã hội của Chương trình thể hiện rõ nét ở tác động nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương và cư dân về vai trò chủ thể có ý nghĩa then chốt của nông dân, giúp tăng hiệu quả huy động sự tham gia xã hội của cư dân nông thôn, thay đổi nhận thức trong đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan. Bên cạnh đó, Chương trình đã góp phần đổi mới, hoàn thiện các thể chế phát triển nông nghiệp, quản lý xã hội nông thôn, một mặt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, tái cơ cấu ngành, các hình thức liên kết, hợp tác kiểu mới, mặt khác góp phần nâng cao năng lực hệ thống chính trị cơ sở, bộ máy chính quyền địa phương theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, chính thức và phi chính thức. Chương trình còn góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc về môi trường và an sinh xã hội thông qua các giải pháp KH&CN, các hình thức tự quản của người dân nông thôn. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội của Chương trình đã góp phần phát triển văn hóa nông thôn, phát huy các giá trị truyền thống với từng bước phát triển các giá trị hiện đại ở hai góc độ: thứ nhất, nêu ra các giải pháp có giá trị thực tiễn cao để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; thứ hai, đề xuất các cơ chế chính sách phát huy vai trò của các giá trị văn hóa Việt Nam đối với phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
Ghi nhận những kết quả nổi bật của Chương trình với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia, các cơ quan KH&CN và nhiều doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý các viện nghiên cứu cần tập trung nhiều hơn nữa các công trình ứng dụng công nghệ thực hiện các vấn đề như xử lý rác thải, nước sạch cho khu vực nông thôn, các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập, bảo tồn văn hóa, bản sắc các vùng miền, xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, công nghiệp hoá nông nghiệp. Đồng thời, cần coi trọng vai trò của địa phương trong phối hợp với các bộ, ngành, các viện nghiên cứu trong đặt hàng, xây dựng các đề tài, dự án để ứng dụng trên địa bàn, tăng cường hỗ trợ các startup địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam


Send Print  Back
The news brought
Ý TƯỞNG VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GẠCH SINH THÁI “ECOBRICKS” 8/7/2018
Hàn Quốc đưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục tới Việt Nam 8/7/2018
Tiềm năng đến từ Hội thảo “Chuyển giao công nghệ và kết nối đầu tư Việt Nam – Úc” 8/3/2018
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hải Phòng 8/2/2018
Hỗ trợ nhà khoa học, nhà sáng chế thương mại hóa kết quả nghiên cứu 8/2/2018
Quảng Bình: kiểm tra tiến độ nhiệm vụ KH&CN liên kết 8/1/2018
Hội thảo khoa học Thể loại và định hướng biên soạn Quốc chí 8/1/2018
Bàn giải pháp phát triển, sản xuất sâm tại Việt Nam 8/1/2018
Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam năm 2018 8/1/2018
Hội thảo tư vấn, hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về CBRN 8/1/2018
Dép chỉnh hình, ngừa bệnh ở bàn chân, mắt cá chân và cột sống 7/31/2018
Đào tạo 1.000 cán bộ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ 7/31/2018
Cần nhiều giải pháp để thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp 7/31/2018
Doanh nghiệp chuyển đổi số: Hiệu quả có thể đến từ những cải tiến nhỏ 7/31/2018
Đổi mới cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước 7/31/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119038115 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn