Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thuyền chế tạo từ công nghệ 3D có thể vượt Đại Tây Dương 2:11 PM,8/2/2018

Hành trình xuyên Đại Tây Dương từ lâu đã không còn là khoảng cách mang tính thử thách đối với các nhà hàng hải trên thế giới.

Tuy nhiên, vượt Đại Tây Dương bằng một con thuyền được in theo công nghệ 3D lại là ý tưởng tiên phong trên thế giới của dự án khởi nghiệp mang tên Ocore của những nhà sáng chế trẻ Francesco Belvisi, Daniele Cevola và Mariga Perlongo đến từ Palermo, thủ phủ vùng tự trị Sicily, miền Nam Italy.

Theo phóng viên tại Rome, đây là chiếc thuyền đầu tiên trên thế giới được sản xuất từ công nghệ in 3D và qua đó, Ocore muốn chứng minh tiềm năng của công nghệ tiến tiến này có thể thực hiện những dự án lớn hơn trong tương lai.

Francesco Belvisi cho biết: "Một trong những thế mạnh lớn của chúng tôi là có thể tạo ra các cấu trúc phức tạp, nhẹ và rất bền, nhờ vào thuật toán tiên tiến trong chế tạo vật liệu mới". Phát huy các kết quả nghiên cứu đã có, dự án Ocore sẽ có thể cho phép sản xuất "các vật thể lớn được tối ưu hóa cấu trúc trong hình học và ánh sáng, hoàn hảo cho việc vận hành thuyền với hiệu suất cao”. Bên cạnh đó, công nghệ này hoàn toàn có thể mang lại các ứng dụng ở các lĩnh vực khác.

Con thuyền buồm mang tên Mini 6.50 dự kiến sẽ được hoàn thành và hạ thủy vào tháng 10 tới và tham gia vào cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng Mini Transat 2019, được tổ chức 2 năm một lần lần từ La Rochelle đến Martinique và chỉ dừng lại một lần tại quần đảo Canary. Những thành viên tham gia sẽ phải một mình vượt qua 4.000 dặm trên biển với người bạn đồng hành là chiếc thuyền buồm dài 6,5m.

Dự án này của Ocore đã nhận được nhiều sự tài trợ, hỗ trợ đến từ khắp nơi trên thế giới. Vật liệu mới dùng để in con thuyền đã được gửi đến từ tập đoàn nổi tiếng Lehvoss của Đức. Công ty Autodest cung cấp phần mềm thiết kế con thuyền.
Nguồn: Báo Tin tức


Send Print  Back
The news brought
Quy trình phối trộn dầu nhiệt phân sinh khối với cặn chưng cất khí quyển để làm nguyên liệu cho quá trình cracking xúc tác tầng sôi 7/31/2018
Cụm cấp liệu liên tục 7/31/2018
Máy diệt ruồi và rầy tự động 7/31/2018
Bộ khớp nối đa năng 7/31/2018
Nghiên cứu chế tạo máy làm đá tuyết từ nước biển phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa - Mã số nhiệm vụ: VAST.CTG.13/16-17. 7/27/2018
Nghiên cứu thử nghiệm chế tạo máy phát điện gió công suất nhỏ (100-200 W) sử dụng nam châm thiêu kết NdFeB - Mã số đề tài: VAST03.04/14-15 7/27/2018
Hiệu quả từ tách chiết dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt 7/26/2018
Máy “ăn” cà phê tự động giúp nhà nông bớt khổ 7/26/2018
Sáng chế máy sấy đảo chiều nhiệt siêu nhỏ 7/23/2018
Nông dân chế tạo máy thu gom lúa đa năng 7/23/2018
“Robot cấy lúa” của học sinh miệt đồng 7/23/2018
Máy sấy đảo chiều thích hợp cho nhóm nông hộ 7/23/2018
Máy cuốn rơm tự hành 7/23/2018
Nghiên cứu cơ cấu tay máy mới 7/23/2018
Chế tạo thành công máy thí nghiệm kéo nén dạng nhỏ 7/20/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119980212 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn