Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa thay thế cát 3:25 PM,7/23/2018

Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật liệu xây dựng là đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Hậu và Ngô Văn Ánh, Trường đại học Cần Thơ.

Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông  làm vật liệu xây dựng là đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Hậu và Ngô Văn Ánh, Trường đại học Cần Thơ.

Sản xuất và tiêu dùng bao bì nhựa đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người, tuy nhiên cũng tạo ra lượng nhựa thải lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cát xây dựng ngày càng khan hiếm. Nghiên cứu này nhằm tận dụng lượng rác thải nhựa để sản xuất bê tông làm vật liệu xây dựng, hạn chế lượng nhựa thải đem đi chôn lấp. Các mẫu cấp phối bê tông với nguyên liệu xi măng, cát, nước và nhựa được chuẩn bị để thử nghiệm, trong đó thành phần nhựa được đưa vào để thay thế cho thành phần cát. Kết quả kiểm tra các mẫu cấp phối bê tông thử nghiệm đã xác định được tỷ lệ nhựa thay thế cát tối ưu trong khoảng từ 5 - 30% nhựa. Tỷ lệ này sẽ giúp tăng mà không ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của mẫu bê tông.

Lượng nhựa một phần được thu gom từ các thùng rác ở Ký túc xá khu A - Đại học Cần Thơ, một phần được mua từ những vựa bán đồ phế thải. Lượng nhựa thu gom về được rửa sạch các chất bẩn, sau đó được phơi khô. Tiếp theo nhựa được xử lý nhiệt bằng cách dùng bàn ủi ép (đặt miếng nhựa ở giữa 2 miếng tole mỏng sau đó đặt bàn ủi lên) đến kích thước đồng nhất (2 - 3 mm), tiếp đến cắt những mẫu nhựa này đến kích thước: 3 × 3 × 3 mm. Trong nghiên cứu này, mẫu nhựa được cắt đến kích thước nhỏ và đồng nhất giúp phân bố nhựa đều hơn vào mẫu cấp phối.

Nhựa đóng vai trò cốt liệu thay thế cho cát trong hỗn hợp cấp phối. Do chưa có nghiên cứu tương tự nào được tiến hành, việc xác định thành phần cấp phối được đề nghị dựa vào định mức cấp phối vật liệu cho vữa bê tông.

Cường độ của vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, cấu trúc, phương pháp thí nghiệm, môi trường, hình dáng, kích thước mẫu. Do đó, để so sánh khả năng chịu lực của vật liệu cần phải tiến hành thí nghiệm trong cùng điều kiện. Cấp phối 1: thí nghiệm với cấp phối này được tiến hành nhằm theo dõi sự thay đổi của cường độ khi thêm thành phần nhựa vào mẫu thử. Cấp phối 2: thí nghiệm này nhằm khảo sát sự biến thiên của cường độ khi tăng lượng xi măng lên. Trong cấp phối này các thành phần cát, nước, nhựa vẫn giống cấp phối 1, riêng lượng xi măng được tăng lên 10%.

Kết quả kiểm tra mẫu cấp phối 1: Sự biến động của cường độ chịu nén theo % nhựa thêm vào được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn từ 0 - 10% nhựa: Khi tăng tỷ lệ nhựa lên thì cường độ chịu nén của mẫu cũng tăng dần, nếu mẫu đối chứng (0% nhựa) có cường độ chịu nén là 19,9 MPa thì mẫu 10% nhựa có cường độ chịu nén là 22,2 MPa. Ở tỷ lệ 5 - 10% thành phần nhựa đóng vai trò chịu lực giúp gia tăng cường độ chịu nén của mẫu.

Giai đoạn từ 10 - 30% nhựa: Trong giai đoạn này cường độ chịu nén của mẫu giảm dần đến mẫu 30% nhựa (có cường độ thấp nhất là 20,1 MPa). Mặc dù giảm xuống nhưng so sánh với mẫu đối chứng 0% nhựa thì cường độ chịu nén từ mẫu 10 - 30% nhựa vẫn cao hơn. Vì thế, ở mẫu 10 - 30% thành phần nhựa vẫn tham gia vai trò chịu lực giúp gia tăng cường độ chịu nén.

Giai đoạn từ 30 - 50% nhựa: Khi tăng tỷ lệ nhựa từ 30 - 50% thì cường độ giảm đến mức thấp hơn so với mẫu đối chứng. Nếu cường độ chịu nén quá thấp đồng nghĩa với khả năng chịu lực cũng rất thấp, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu.

Kết quả kiểm tra mẫu cấp phối 2: Kết quả cho thấy sự biến động theo cường độ ở cấp phối 2 có chiều hướng giống cấp phối 1. Sự biến động của cường độ không theo chiều hướng xác định nhưng có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ 0 - 10% nhựa: trong giai đoạn này cường độ chịu nén biến thiên theo chiều hướng tăng dần, so với mẫu đối chứng 0% nhựa có cường độ 21 Mpa, khi thêm vào 5% nhựa cường độ của mẫu là 24,5 MPa (tăng 16,8%) và cường độ đạt 25,3 MPa khi thêm vào 10% nhựa (tăng 19,8%). Như vậy, khi thêm vào mẫu thử từ 5 - 10% cường độ của mẫu tăng lên do nhựa tham gia vào thành phần chịu lực giúp gia tăng cường độ nén của mẫu bê tông.

Giai đoạn từ 10 - 85% nhựa: trong giai đoạn này cường độ nén của mẫu có xu hướng giảm dần khi tăng tỷ lệ nhựa. Tuy nhiên, so sánh với mẫu đối chứng 0%, từ mẫu 10 - 30% cường độ vẫn nằm trong khoảng phù hợp (cao hơn hoặc bằng mẫu đối chứng). Như vậy, ở khoảng 10 - 30%, thành phần nhựa vẫn đóng vai trò chịu lực và không ảnh hưởng đến cường độ của mẫu. Ở mẫu có 30 - 85% nhựa cường độ mẫu giảm và thấp hơn so với mẫu đối chứng, do ở tỷ lệ này nhựa không tham gia vào thành phần chịu lực của hỗn hợp bê tông. Dựa vào kết quả đo đạc của các mẫu cấp phối cho thấy:

So sánh với mẫu đối chứng 0% nhựa, mẫu được thêm nhựa vào có ưu điểm là khối lượng thể tích nhỏ hơn do thành phần nhựa có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của cát. Vì vậy, khi thay thế lượng cát bằng nhựa khối lượng thể tích của mẫu sẽ giảm xuống. Khi tăng lượng nhựa lên 5% thì khối lượng mẫu bê tông sẽ giảm 2%. Nếu áp dụng tỷ lệ 30% nhựa thì khối lượng của mẫu thử sẽ giảm 12% so với mẫu đối chứng.

Kết quả cũng cho thấy, không nên áp dụng tỷ lệ > 30% nhựa thêm vào vì sẽ làm giảm cường độ, không tạo được khả năng kết dính cao trong bê tông. Cả hai kết quả nén mẫu ở cấp phối 1 và cấp phối 2 đều ghi nhận tỷ lệ nhựa thêm vào 30% vẫn cho cường độ bê tông đạt yêu cầu.

Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp xử lý nhựa thành hạt vật liệu để đưa vào cấp phối bê tông và xác định được lượng nhựa tối ưu đưa vào nhiều nhất mà sản phẩm bê tông vẫn đạt chất lượng về cường độ chịu nén theo quy chuẩn Việt Nam. Kết quả thử nghiệm cho thấy khi thay thế cốt liệu cát bằng vật liệu nhựa với tỷ lệ 5 - 30%, mẫu bê tông đạt yêu cầu sử dụng cho các công trình xây dựng. Như vậy, rác thải nhựa có thể tận dụng để chế tạo vật liệu xây dựng mới phù hợp theo định hướng của quốc gia về phát triển vật liệu thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu lượng nhựa đưa vào dòng thải tránh gây ô nhiễm môi trường.

Nguồn: KHPTO

Send Print  Back
The news brought
Sử dụng cá ngựa vằn làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm nguồn nước 7/20/2018
Sản xuất sạch hơn cho làng nghề gốm: giảm chi phí và ô nhiễm 7/20/2018
Xử lý bùn thải đô thị bằng phương pháp phân hủy kỵ khí 7/20/2018
Ứng dụng hệ vi sinh vật để xử mùi phát sinh do bùn và nước mặt 7/20/2018
Thiết kế mô hình điện gió xử lý nước thải sinh hoạt từ tàu du lịch Bến Nghé - sông Sài Gòn 7/20/2018
Công nghệ ion hóa xử lý cáu cặn tiết kiệm và thân thiện môi trường 7/20/2018
Sử dụng công nghệ sinh học màng xử lý “các chất ô nhiễm mới” trong nước thải 7/20/2018
Nghiên cứu công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ sinh khối, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất túi ni lông phân hủy sinh học 7/19/2018
Máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời tạo ra chất khử trùng từ nước và ánh nắng mặt trời 7/19/2018
Sử dụng cáp quang để phát hiện động đất 7/19/2018
Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại nước thải bằng than hoạt tính sản xuất từ trấu 7/19/2018
Công nghệ máy học có thể thay đổi cách chúng ta dự báo thời tiết 7/16/2018
Nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ trái đất khu vực đới đứt gẫy Sông Mã bằng phương pháp thăm dò sâu từ tellue 7/12/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải nhiễm kim loại bằng vi khuẩn khử sulfate phù hợp điều kiện Việt Nam 7/12/2018
Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững 7/12/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119983213 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn