Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chuyển giao quy trình phân lập và tuyển chọn giống gốc nấm xanh (Metarhizium sp.) phục vụ công tác quản lý rầy nâu hại l 3:56 PM,7/20/2018

Chế phẩm sinh học sử dụng nấm xanh đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi trên hàng ngàn ha để trừ rầy nâu hại.

Kết quả của các mô hình thực hiện trên diện rộng đã khẳng định chế phẩm nấm xanh có hiệu quả cao đối với rầy nâu, bọ xít hại lúa, có hiệu quả kéo dài, thân thiện với con người và môi trường, chế phẩm không gây ảnh hưởng xấu tới những thiên địch như: nhện lớn bắt mồi, nhện lưới, nhện lùn, nhện chân dài, bọ xít mù xanh và bọ xít gai ăn thịt tại đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, chế phẩm nấm xanh rất phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa.

Việc ứng dụng chế phẩm vi sinh vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, và phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của nước ta. Do đó, Đồng Tháp thực hiện dự án: “Chuyển giao quy trình phân lập và tuyển chọn giống gốc nấm xanh (Metarhizium sp.) phục vụ công tác quản lý rầy nâu hại lúa ở Đồng Tháp”. Dự án này do Trung tâm kỹ thuật thí nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp chủ trì và ThS. Bùi Thị Hồng Gấm làm chủ nhiệm.

Dự án sản xuất thử nghiệm này đã được hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá đạt loại khá. Sau 3 năm thực hiện dự án, Trung tâm kỹ thuật thí nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp đã hoàn thiện tiếp nhận quy trình phân lập và tuyển chọn giống gốc nấm xanh (Metarhizium sp.) từ Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, đã triển khai phân lập và tuyển chọn được 12 dòng nấm từ nguồn rầy nhiễm nấm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp, 12 dòng nấm khi sản xuất chế phẩm đều có hiệu lực đối với rầy nâu, trong đó dòng M6 (xã Bình Thạnh Trung, của huyện Lấp Vò) có hiệu lực cao nhất đạt 83,35% và tỷ lệ bào tử nảy mầm đạt trên 98%.

Dự án đã xây dựng 3 mô hình tại 3 huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Tam Nông. Hiệu quả sử dụng chế phẩm nấm xanh do trung tâm sản xuất để quản lý rầy nâu so với sử dụng thuốc hóa học tại 3 mô hình rất khả quan, ngoài việc giảm được số lần phun thuốc hóa học hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu rầy, còn giảm chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật từ 400.000 đến 1.185.000 đồng/ha. Kết quả này đã tạo sự phấn khởi cho các hộ nông dân tham gia mô hình và tạo sự lan tỏa mong muốn tham gia cho các nông dân trên địa bàn. Ngoài diện tích thực hiện mô hình 1,5 ha, chế phẩm nấm xanh của trung tâm đã được các hộ nông dân tin tưởng sử dụng với tổng diện tích trên 90 ha, trong thời gian tới sẽ tiếp tục sử dụng và nhân rộng.

Bên cạnh đó, chế phẩm do trung tâm sản xuất đã và đang được ứng dụng phục vụ các mô hình ứng dụng trên địa bàn tỉnh như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; Mô hình nấm xanh kết hợp bẫy đèn; Mô hình phòng trừ sâu tơ trên cải. Kết quả, các mô hình được các hộ dân đánh giá cao và đang được triển khai nhân rộng.

Ngoài ra, dự án đã đào tạo 2 cán bộ kỹ thuật, 5 kỹ thuật viên cơ sở và 3 cán bộ kỹ thuật tại địa phương và hiện nay trung tâm có thể sản xuất cung ứng trên 10.000 ống F2/năm và khoảng 12.000 kg chế phẩm/năm.

Với lĩnh vực khoa học công nghệ, dự án này mang lại một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế giảm chi phí sản xuất so với các mô hình sản xuất trước đây, tạo nguồn sản phẩm sạch, an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, an toàn với môi trường nông nghiệp. Bên cạnh đó, người tham gia thực hiện cũng được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh trong nông nghiệp. Đây là lực lượng nòng cốt, sau khi chương trình kết thúc sẽ tiếp tục tập huấn, chuyển giao lại cho các đối tượng khác để có thể nhân rộng các mô hình ra địa bàn toàn tỉnh.

Nguồn: KHPTO

Send Print  Back
The news brought
Thụ tinh nhân tạo vào bảo tồn giống gà Hồ 7/20/2018
Ứng dụng mô hình tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa 7/20/2018
Kết quả nghiên cứu bất ngờ về lợi ích của quả gấc 7/20/2018
Nghiên cứu kéo dài đời sống hoa sen hơn 2 ngày 7/20/2018
Dùng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ trồng rau muống thủy canh 7/20/2018
Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp 7/20/2018
Ứng dụng AminoethoxyVinylGlycine (AVG) trong bảo quản dưa lưới sau thu hoạch 7/20/2018
Công nghệ bảo quản trái dừa tươi 7/20/2018
Công nghệ xử lý chuối già mất màu xanh sau thu hoạch 7/20/2018
Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam 7/20/2018
Trồng rau khí canh trụ đứng 7/20/2018
Nghiên cứu bảo quản nhãn trong thời gian dài 7/20/2018
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quy trình giết mổ heo 7/20/2018
Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc 7/20/2018
Nuôi cá chép ứng dụ̣ng công nghệ sông trong ao: Ưu điểm vượt trội 7/20/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120154002 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn