Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng hệ vi sinh vật để xử mùi phát sinh do bùn và nước mặt 3:48 PM,7/20/2018

Viện công nghệ môi trường (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp ứng dụng hệ vi sinh vật phân hủy nền đáy để xử lý mùi phát sinh do bùn và nước mặt tại khu vực âu thuyền Thọ Quang TP. Đà Nẵng”, KS. Huỳnh Đức Long, Trung tâm công nghệ môi trường tại Đà Nẵng làm chủ nhiệm.

Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn gây ô nhiễm tại âu thuyền Thọ Quang chủ yếu là do hoạt động từ trên bờ đổ vào, như từ các khu công nghiệp gần đó, từ chợ và các khu dân cư xung quanh và của ngư dân khi neo đậu tàu thuyền tại đây.

Để khắc phục phần nào ô nhiễm cũng như mùi phát sinh từ âu thuyền bằng giải pháp vi sinh vật, nhóm tác giả sử dụng các nhóm vi sinh vật vi hiếu khí có khả năng sử dụng các nguồn ô nhiễm hữu cơ như nguồn dinh dưỡng, hạn chế sự phân hủy kỵ khí của các hợp chất này gây ra mùi khó chịu.

Từ các mẫu bùn và mẫu nước lấy ở khu vực âu thuyền Thọ Quang, đề tài đã phân lập được 82 chủng vi sinh vật đều có hoạt tính phân hủy chất hữu cơ ở mức độ khác nhau.

Trong các chủng tuyển chọn thì có 4 chủng vừa sinh trưởng tốt, vừa có đường kính vòng phân giải cơ chất lớn. Bốn chủng vi khuẩn này đều là các chủng vi khuẩn thuộc loài tương đối an toàn với con người và môi trường sinh thái. Do đó, việc sử dụng vào mục đích sản xuất chế phẩm xử lý nước và nền đáy âu thuyền Thọ Quang không gây ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái.

Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và độ mặn đến sinh trưởng của 4 chủng tuyển chọn cho thấy: khả năng sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 30 độ C; có khả năng sinh trưởng và sinh enzym phân giải cơ chất trong dải pH tương đối rộng từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ. Nồng độ muối thích hợp nhất cho 4 chủng vi sinh vật sinh trưởng và sinh tổng hợp enzym ngoại bào là 3%. Do đó hoàn toàn thích hợp để sinh trưởng ở âu thuyền Thọ Quang cũng như ở các vùng vịnh ven bờ.

Từ các kết quả nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, điều kiện lên men hỗn hợp các chủng vi sinh vật cũng như tạo ra chế phẩm để phục vụ nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã đưa ra quy trình sản xuất chế phẩm và đã được Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ với tên sáng chế “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh chịu mặn dùng để xử lý bùn đáy và nước bị ô nhiễm chất hữu cơ ở các vùng nước lợ và nước mặn, và chế phẩm vi sinh thu được”.

Sau thời gian 60 ngày theo dõi, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy âu thuyền Thọ Quang bằng chế phẩm vi sinh tạo ra trong phòng thí nghiệm, với 4 bể và ứng với tỷ lệ bổ sung chế phẩm là 0,2; 0,1; 0,02 và 0%, cho thấy: lượng tổng carbon hữu cơ, nitơ, phosphor giảm cao nhất lần lượt là 50,38 và 33,7% tại bể có tỷ lệ bổ sung chế phẩm là 0,2%. Kết quả này tương ứng với sự giảm mạnh mùi do quá trình phân hủy kỵ khí của các hợp chất hữu cơ trong bùn. Do vậy, đây là một phương pháp hiệu quả để xử lý mùi tại khu âu thuyền.

Lượng chế phẩm vi sinh trong thực nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy ở quy mô pilot ngoài hiện trường tại âu thuyền Thọ Quang sẽ bổ sung theo tỷ lệ 0,2% theo thể tích bùn cần xử lý.

Đề tài tiến hành thực nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy bằng chế phẩm vi sinh tạo ra ở quy mô pilot ngoài hiện trường tại âu thuyền Thọ Quang với chế phẩm ở dạng rắn.

Chế phẩm này có chất mang cố định nên sẽ hạn chế việc bị cuốn trôi ra ngoài theo dòng nước từ cửa điều tiết nước của mô hình.

Qua thời gian 60 ngày thực nghiệm với 2 ô thí nghiệm ngoài hiện trường, kết quả nghiên cứu cho thấy: tuyến tính với mô hình trong phòng thí nghiệm, ở ngoài hiện trường, lượng tổng carbon hữu cơ, nitơ, phosphor giảm cao nhất lần lượt là 46; 37,2% tại bể có tỷ lệ bổ sung chế phẩm là 0,2%. Khả năng loại bỏ các thành phần hữu cơ dinh dưỡng và mật độ vi sinh vật tại ô đối chứng có hiệu suất và mật độ thấp hơn so với bể có bổ sung chế phẩm.

Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất được hai giải pháp cơ bản dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặn có chứa các chủng vi sinh vật bản địa để làm giàu hệ vi sinh vật nền đáy và nâng cao hiệu quả phân giải các chất hữu cơ.

Nguồn: KHPTO

Send Print  Back
The news brought
Thiết kế mô hình điện gió xử lý nước thải sinh hoạt từ tàu du lịch Bến Nghé - sông Sài Gòn 7/20/2018
Công nghệ ion hóa xử lý cáu cặn tiết kiệm và thân thiện môi trường 7/20/2018
Sử dụng công nghệ sinh học màng xử lý “các chất ô nhiễm mới” trong nước thải 7/20/2018
Nghiên cứu công nghệ sản xuất Polyme sinh học từ sinh khối, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất túi ni lông phân hủy sinh học 7/19/2018
Máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời tạo ra chất khử trùng từ nước và ánh nắng mặt trời 7/19/2018
Sử dụng cáp quang để phát hiện động đất 7/19/2018
Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại nước thải bằng than hoạt tính sản xuất từ trấu 7/19/2018
Công nghệ máy học có thể thay đổi cách chúng ta dự báo thời tiết 7/16/2018
Nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ trái đất khu vực đới đứt gẫy Sông Mã bằng phương pháp thăm dò sâu từ tellue 7/12/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải nhiễm kim loại bằng vi khuẩn khử sulfate phù hợp điều kiện Việt Nam 7/12/2018
Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững 7/12/2018
Nghiên cứu đặc điểm tiến hóa kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa trong Kainozoi trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý 7/12/2018
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 7/10/2018
Các phương pháp nghiên cứu mới được thực hiện bởi công nghệ thông tin và truyền thông 7/10/2018
Các dự báo về khí hậu cần bao gồm các tác động của CO2 lên sự sống 7/10/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119041735 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn