Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam 11:27 AM,7/20/2018

Thuật ngữ nông nghiệp 4.0 được cụ thể hóa và sử dụng lần đầu tiên tại Đức vào năm 2011, nhưng từ trước đó rất lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những kỳ tích trong nông nghiệp nhờ áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến - khởi đầu cho cuộc cách mạng 4.0 trong nông nghiệp. Các chuyên gia nông nghiệp đã nhận định về cơ hội và thách thức để phát triển nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Nông nghiệp 4.0, theo cách hiểu được cộng đồng quốc tế công nhận, bao gồm nhiều thành tố. Đó là việc ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật hầu hết các trang trại nông nghiệp (IoT Sensors); các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện vi khí hậu trong nhà kính; công nghệ đèn LED sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, ứng dụng ở các quốc gia có quỹ đất nông nghiệp ít hoặc nông nghiệp đô thị.

Đó còn là giải pháp canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên, chủ động ứng dụng đồng bộ công nghệ.

Các tế bào quang điện được lắp đặt nhằm sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng, hầu hết các thiết bị trong trang trại/ doanh nghiệp được cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời; sử dụng các thiết bị bay không người lái (drones) và các vệ tinh (satellites) để khảo sát thực trạng thu thập dữ liệu của các trang trại, từ đó phân tích khuyến nghị trên cơ sở dữ liệu cập nhật được để quản lý trang trại chính xác.

Ở mức độ cao hơn nữa, là sử dụng người máy để chăm sóc cây trồng, vật nuôi (ứng dụng tại các quốc gia già hóa dân số và quy mô sản xuất lớn).

Công nghệ tài chính phục vụ trang trại trong tất cả các hoạt động từ trang trại được kết nối bên ngoài, nhằm đưa ra công thức quản trị trang trại đạt hiệu quả cao nhất cũng là một thành tố quan trọng khác...

Các chuyên gia nhận định về cơ hội và thách thức để phát triển nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam:

TS. Phạm S, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay vẫn chưa có một mô hình nông nghiệp 4.0 nào hoàn chỉnh. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có quy mô sản xuất không lớn, do đó chủ trang trại không nhất thiết phải ứng dụng tất cả các thành phần công nghệ nêu trên mà có thể sử dụng 4 - 5 thành phần công nghệ phù hợp với mục tiêu, yêu cầu sản xuất của trang trại; phải hướng đến mục tiêu hiệu quả kinh doanh là chính.

Theo ông Phạm S, việc ứng dụng IoT là công nghệ cốt lõi. Được biết, hiện đã có trên dưới một chục nhà cung cấp giải pháp IoT có mặt tại thị trường Việt Nam như Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ IoT - IoT Group, Công ty công nghệ DTT, Tập đoàn FPT, Công ty Konexy, Công ty Hachi, Công ty Rynan Smart Fetilizer, Công ty TNHH Mimosa Technology, Công ty Microsoft Việt Nam, Agricheck...

Khó khăn đối với người làm nông nghiệp Việt Nam là chi phí ban đầu thực hiện giải pháp IoT khá cao, bởi các thiết bị phần cứng trong nước vẫn chưa sản xuất được, hầu hết phải nhập ngoại từ Israel, Nhật Bản, Đức, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc).

GS.TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên viện trưởng Viện nông nghiệp Việt Nam cho rằng có 3 điều kiện cần và 1 điều kiện đủ làm nền móng cho 4.0.

Thứ nhất là cần có hành lang pháp lý phục vụ cho người sản xuất, chứ không phải dành cho người quản lý. Hành lang pháp lý này phải minh bạch và dễ dàng tiếp cận.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng phải tương thích với trình độ người sản xuất.

Thứ ba, cần có cơ sở dữ liệu phù hợp với ngành hàng và thị trường. Một điều kiện đủ quyết định thành công là người sản xuất và doanh nghiệp phải dũng cảm, tâm huyết với nông nghiệp, bởi nông nghiệp là lĩnh vực nhiều rủi ro.

TS. Dương Hoa Xô, phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM: Nông nghiệp TP.HCM khác với các tỉnh vì chúng ta tập trung cho nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học.

Năm 2017, nông nghiệp chúng ta đạt mức tăng trưởng 6,25%, lần đầu tiên trong nhiều năm thì nông nghiệp đạt tăng trưởng như vậy. So với các tỉnh, giá trị nông nghiệp của thành phố không thấp, đứng hàng 11, 12 trong cả nước.

Tuy vậy, vấn đề khó khăn là đô thị hóa diễn ra rất mạnh, thứ nhất là chúng ta mất đất nông nghiệp, người dân lơ là tập trung sản xuất nông nghiệp qua vấn đề về đất đai, thứ hai là ô nhiễm môi trường làm hạ tầng phục vụ nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn. Thứ ba là lao động trong nông nghiệp đang rất hiếm.

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tư vấn nông nghiệp nhiệt đới: Hiện nay, TP.HCM đang có một trung tâm công nghệ sinh học lớn nhất nước, một trung tâm không chỉ có dịch vụ con giống và chức năng khác mà vươn xa cả miền Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nữa. Đấy là nhiệm vụ của nông nghiệp TP.HCM, không chỉ dừng phạm vi thành phố.

Rõ ràng nông nghiệp đô thị đặt ra cơ hội cho TP.HCM và cũng có thách thức, đó là diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, đô thị hóa, ảnh hưởng các cụm công nghiệp do trước kia chúng ta chưa có quy hoạch tầm nhìn xa, bây giờ về Củ Chi, Cần Giờ, lực lượng thanh niên trẻ khỏe đâu còn muốn ở lại, đổ vào trung tâm với tư tưởng thoát khỏi nông dân.

Do vậy, đứng trước trở ngại này, chúng ta phải làm sao khởi nghiệp, vực dậy phong trào khởi nghiệp cho các cháu làm giàu từ nông nghiệp để thu hút lại các bạn trẻ quay về.

Chính vì vậy, nông nghiệp đô thị phải là nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, theo tôi thấy còn một tồn tại lớn đó là liên kết, liên kết cũng có vấn đề, liên kết giữa Sở nông nghiệp và Hội sinh vật cảnh, giữa Sở nông nghiệp và Sở công thương. Tôi chưa thấy sự liên kết.

Nguồn: KHPTO

Send Print  Back
The news brought
Trồng rau khí canh trụ đứng 7/20/2018
Nghiên cứu bảo quản nhãn trong thời gian dài 7/20/2018
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quy trình giết mổ heo 7/20/2018
Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc 7/20/2018
Nuôi cá chép ứng dụ̣ng công nghệ sông trong ao: Ưu điểm vượt trội 7/20/2018
Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm 7/20/2018
Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida phòng trừ bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici) trên cây 7/20/2018
Thúc đẩy một nền nông nghiệp thông minh 7/20/2018
Khai thác và phát triển nguồn gen lan kiếm 7/20/2018
Những thách thức đối với nông nghiệp hữu cơ trong tương lai 7/20/2018
Nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam 7/20/2018
Dùng công nghệ nano ép tỏi chỉ đẻ một nhân 7/19/2018
Nông trại công nghệ cao của Trung Quốc: Sản lượng 10 tấn/ngày, chỉ cần 4 nhân viên 7/16/2018
Nghiên cứu tạo chủng Baculovirrus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm phục vụ mục tiêu sản xuất chế phẩm miễn dịch thế hệ mới 7/12/2018
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bầu ươm cây giống lâm nghiệp quy mô bán công nghiệp với vỏ bầu mềm tự hủy & compost từ sản phẩm phụ rừng trồng 7/10/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119880617 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn