Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hướng đến sản xuất thuốc sinh học 10:10 AM,7/20/2018

Hội thảo Xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp sinh học y dược giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2030 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TPHCM tổ chức mới đây một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất thuốc sinh học.

Tuy nhiên, đây không phải việc đơn giản, cần sự nỗ lực rất nhiều bên để tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại.

Đi cùng chính sách ngành dược

Ngành dược nước ta đứng trước những thách thức to lớn, đối diện với những hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trình độ sản xuất, phân phối dược phẩm mặc dù đã tuân thủ những quy chuẩn quốc tế cơ bản nhưng do nguồn vốn và quy mô đầu tư chưa đủ lớn đã làm cho nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam dường như giậm chân tại chỗ, nếu không kịp thời khắc phục sẽ dần dần trở nên lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của các nước khác trên thế giới. Trong Chính sách quốc gia về dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 nhằm định hướng cho ngành phát triển một cách bền vững, đã nêu rõ: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển ngành dược, khuyến khích xã  hội hóa đầu tư vào lĩnh vực dược. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường gắn với chuyển giao công nghệ và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Khẩn trương hoàn thiện và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật để nhà đầu tư trong nước có định hướng phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược và bao bì dược, giảm dần tỷ trọng nhập khẩu dược chất, tá dược và bao bì làm thuốc nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu và giá thành đầu vào của dược phẩm. Chủ động lựa chọn những phân khúc sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế so với hàng nhập khẩu để đầu tư, phát triển…

Tại TPHCM, Sở KH-CN TPHCM đã xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp sinh học y dược giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2030, đã mời rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến. Các nhiệm vụ được đặt ra gồm xây dựng mới và nâng cấp các khu trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học y dược cũng như nâng cấp các trung tâm có năng lực kiểm định vaccine và sinh phẩm. Cùng với đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất và được hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng hệ thống phân phối.

Mục tiêu thương mại

Các số liệu cho thấy, thuốc sinh học hiện được dùng để điều trị nhiều loại bệnh như ung thư hay thần kinh trung ương… mà các thuốc khác không thay thế được, các loại thuốc này hiện chiếm khoảng 30% tổng số thuốc trên thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, con số này là 5% nhưng có tốc độ tăng trưởng lên tới 15% do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, hầu hết sản phẩm này ở Việt Nam vẫn là sản phẩm nhập ngoại.

Theo ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Quản lý Khoa học (Sở KH-CN TPHCM), phát triển công nghiệp sinh học y dược với mục tiêu tạo ra các sản phẩm thương mại, có khả năng thay thế sản phẩm ngoại nhập là một trong những chương trình mục tiêu mà Sở KH-CN TPHCM đề ra trong chương trình hoạt động năm 2018. Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 các sản phẩm thuốc sinh học Việt Nam đạt doanh thu 8.000 tỷ đồng/năm, chiếm 50% thị trường trong nước và có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Song song đó, thông qua việc làm chủ một số công nghệ quan trọng, chương trình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp và sản phẩm sinh học sản xuất trong nước.

Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, ngoài chính sách tổng quát và chương trình thực hiện thì việc vượt qua những rào cản từ thực tế cần được tính đến. Trong các vấn đề được nêu lên, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm nghiệm được các chuyên gia đặc biệt lưu ý. Có ý kiến cho rằng thuốc sinh học là sản phẩm đặc biệt, khó tiên lượng trước các tác dụng có thể xảy ra nên quá trình kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng rất cần thiết. Ngoài ra, thuốc sinh học là sản phẩm đặc biệt nên đòi hỏi việc nghiên cứu nhu cầu thị trường rất khác so với các sản phẩm thông thường. Bởi vậy, các nhà khoa học mong muốn Sở KH-CN TPHCM thực hiện các nghiên cứu, phân tích thị trường để làm định hướng phát triển sản phẩm.

Nguồn: Báo SGGP

Send Print  Back
The news brought
Vườn dừa xanh tốt, sai quả nhờ rơm rạ 7/20/2018
Lâm Đồng sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp năm 2019 7/20/2018
Hội nghị sơ kết phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2015 – 2020 7/19/2018
Nâng cao chất lượng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp 7/19/2018
Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam 7/19/2018
Khoa học mở: Chuyển đổi mô hình trong nghiên cứu khoa học 7/19/2018
Lĩnh vực công nghệ blockchain đang hiếm nhân sự 7/19/2018
Công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung: Bước tiến mới của doanh nghiệp Việt 7/19/2018
Các chuyên gia bảo mật và nguồn doanh nhân là nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội siêu thông minh của Nhật Bản 7/19/2018
Nhật Bản: Đào tạo kỹ năng cần cho xã hội siêu thông minh 7/19/2018
Pin sạc sử dụng cho xe điện được gia công bằng chất điện phân có hàm lượng flo cao 7/19/2018
Xu hướng ứng dụng mô hình thương mại điện tử 7/19/2018
Hội thảo chuyên đề “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 - Nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam” 7/19/2018
Vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018 7/19/2018
Năm 2017: Học viện KHCN công bố hơn 107 bài báo quốc tế ISI 7/19/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120130856 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn