Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Lâm Đồng sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp năm 2019 10:06 AM,7/20/2018

Phiên hội thảo chuyên đề 5 có chủ đề “Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững” diễn ra chiều ngày 12/7/2018 doThứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trì.

TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết, tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai hợp tác với Viện Công nghệ Kyushu của Nhật Bản để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp vào năm 2019. Thông tin nêu trên vừa được TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ tại phiên hội thảo chuyên đề 5 có chủ đề “Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững” tổ chức tại Hà Nội chiều nay, ngày 12/7/2018, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018.

Với mục đích tập hợp, chắt lọc những kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) của Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Kinh tế Trung ương, trong 2 ngày 12 - 13/7/2018, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018 với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh CMCN 4.0”.

Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Ban Kinh tế Trung ương, với sự tham dự của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các nhà quản lý, chuyên gia và các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế.

Sự kiện quốc tế quy mô lớn này gồm 1 Diễn đàn cấp cao do Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì, hoạt động triển lãm công nghệ 4.0 và 5 phiên hội thảo quốc tế theo chuyên đề. Trong đó, phiên chuyên đề 5 “Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững” tiếp nối Diễn đàn cấp cao dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp với sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn.

Nông thôn nước ta chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động với hàng triệu mảnh ruộng là những thách thức lớn đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững. Các chuyên gia đều có chung nhận định, muốn phát triển nông nghiệp thành công, không thể dựa vào thực tế trên mà phải cơ cấu lại nền nông nghiệp và một trong những giải pháp chính là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ứng dụng cuộc CMCN 4.0.

Với nội dung thảo luận về các chính sách xây dựng nông nghiệp 4.0, giải pháp nhằm gia tăng năng suất, phát triển nông nghiệp thông minh, các đại biểu dự hội thảo chuyên đề “Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững” đã tập trung trao đổi về việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành xu hướng và đem lại hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng, khi tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết theo mô hình doanh nghiệp là hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã để ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ số trong sản xuất và quản trị quá trình sản xuất quy mô hàng hóa, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, gắn với thương hiệu, thị trường và bền vững với môi trường… sẽ thấy rõ vai trò, giá trị đem lại từ công nghệ số.

Trong tham luận chủ đề “Tầm nhìn và chính sách phát triển nông nghiệp thông minh: Kinh nghiệm từ Lâm Đồng”, TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, quá trình phát triển nông nghiệp trên thế giới đến nay đã trải qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu thế kỷ 19 là nông nghiệp 1.0; nông nghiệp 2.0 bắt đầu vào khoảng 1950; nông nghiệp 3.0 vào khoảng 1990 và nông nghiệp 4.0 từ 2011 đến nay.

Cũng theo ông Phạm S, nông nghiệp thông minh là nông nghiệp mà trong suốt quá trình sản xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối bên trong và bên ngoài của trang trại/doanh nghiệp dựa trên nền tảng CNTT để quản lý nông nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Đề cập đến hướng tiếp cận nông nghiệp 4.0 của Việt Nam, ông Phạm S cho hay, về nguyên lý, theo khái niệm nêu trên, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa hản là nông nghiệp thông minh nhưng nông nghiệp thông minh phải là trên cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là vấn đề cốt lõi để nhận diện nông nghiệp thông minh, từ đó có cách tiếp cận phù họp và hiệu quả.

“Trước yêu cầu cuộc CMCN 4.0, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà phải tiếp cận nhanh song không nóng vội chạy theo phong trào. Quá trinh triển khai cần theo phương châm “đi ngay, đi nhanh và đi chính xác cây trồng, vật nuôi, công nghệ phù hợp, mục tiêu lấy hiệu quả làm chính”, phấn đấu đến năm 2020 có mô hình nông nghiệp thông minh 4.0 hoàn chỉnh”, ông Phạm S nhấn mạnh.

Về hạ tầng nông nghiệp thông minh trong nước, theo vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam đã có khoảng 12 nhà cung cấp giải pháp IoT chính thức trong đó có Viettel, VNPT, FPT, DTT, Microsoft Việt Nam, Bigdata Trace… và khoảng 32 doanh nghiệp sử dụng. Tại Lâm Đồng có 17 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp IoT trong nông nghiệp.

Các trang thiết bị công nghệ cao đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng có thể kể đến: Camera theo dõi sinh trưởng cây trồng (camera dùng quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phát hiện tình hình sâu bệnh, dinh dưỡng…); Bộ điều khiển trung tâm (là trung tâm theo dõi các thông số và điều khiển toàn bộ các thông số của khu vực nhà kính); Bộ cảm biến ngoài trời (dùng để theo dõi điều kiện thời tiết bên ngoài nhà kính, gửi tín hiệu thu thập các thông số về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa… về Bộ điều khiển trung tâm để xử lý, từ thông tin dữ liệu đầu vào, chủ trang trại quyết định quản trị kỹ thuật); Máy phân loại màu nông sản; hệ thống quản trị IoT nông nghiệp…

Từ thực tế triển khai tại Lâm Đồng, ông Phạm S đã đưa ra đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh 4.0, đó là: Chính phủ có chính sách phát triển nông nghiệp thông minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; các bộ, ngành, địa phương bám vào Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; đào tạo nhân lực chất lượng cao; mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường khả năng dự báo thị trường nông sản; xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước; đầu tư trọng điểm khoa học công nghệ; ban hành các chính sách có “tính sống cao”, đặc biệt là về KHCN và tín dụng nông nghiệp thông minh 4.0.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT tham mưu đề xuất mô hình kinh tế mới và quản trị trong kỷ nguyên số đối với cuộc CMCN 4.0. Theo ông Phạm S, Chính phủ cần đầu tư nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng thông minh đồng bộ để đáp ứng cuộc CMCN 4.0. Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ Đề án phát triển nông nghiệp thông minh 4.0 đến năm 2020, định hướng đến 2025.

“Các Viện nghiên cứu cần có chiến lược nghiên cứu phần mềm và phần cứng ứng dụng giải pháp IoT, tạo ra các công nghệ mới có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0. Các địa phương cần tiến hành đào tạo nguồn nhân lực toàn diện các đối tượng trực tiếp tham gia nông nghiệp thông minh 4.0 bao gồm: nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp/hợp tác xã và nông dân; đồng thời có chính sách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển có chọn lọc, hiệu quả nhất nông nghiệp thông minh 4.0”, ông Phạm S đề nghị.

Nguồn: http://ictnews.vn

Send Print  Back
The news brought
Hội nghị sơ kết phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT về KH&CN trong lĩnh vực TN&MT giai đoạn 2015 – 2020 7/19/2018
Nâng cao chất lượng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp 7/19/2018
Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam 7/19/2018
Khoa học mở: Chuyển đổi mô hình trong nghiên cứu khoa học 7/19/2018
Lĩnh vực công nghệ blockchain đang hiếm nhân sự 7/19/2018
Công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung: Bước tiến mới của doanh nghiệp Việt 7/19/2018
Các chuyên gia bảo mật và nguồn doanh nhân là nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội siêu thông minh của Nhật Bản 7/19/2018
Nhật Bản: Đào tạo kỹ năng cần cho xã hội siêu thông minh 7/19/2018
Pin sạc sử dụng cho xe điện được gia công bằng chất điện phân có hàm lượng flo cao 7/19/2018
Xu hướng ứng dụng mô hình thương mại điện tử 7/19/2018
Hội thảo chuyên đề “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 - Nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam” 7/19/2018
Vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018 7/19/2018
Năm 2017: Học viện KHCN công bố hơn 107 bài báo quốc tế ISI 7/19/2018
Thị trường điện toán đám mây sắp bùng nổ 7/19/2018
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 7/19/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120136643 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn