Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật và xây dựng phác đồ điều trị dự phòng 10:05 AM,7/20/2018

Tiền sản giật - sản giật (TSG - SG) là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Trong vòng 2 thập kỷ qua tỷ lệ TSG đã tăng khoảng 25% do liên quan đến tăng các bệnh lý chuyển hóa, tuổi mang thai và các can thiệp hỗ trợ sinh sản. Đây là bệnh lý có nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, trẻ sơ sinh trên Thế giới. Mặc dù đã có những nỗ lực trong quản lý nhưng hiện tại TSG - SG vẫn là còn là một gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ở một số nước đang phát triển thuộc châu Phi và châu Á, gần 1/10 các trường hợp tử vong mẹ liên quan đến rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, ở châu Mỹ Latin, 1/4 trường hợp tử vong mẹ được xác định do TSG kết hợp với những biến chứng liên quan. Tại Việt Nam, tỷ lệ TSG tại Bệnh viện Trung ương Huế trong nghiên cứu ở những năm 90 là 8,35%, theo tác giả Ngô Văn Tài năm 2001, tỷ lệ TSG tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 4%.

Ngày nay cách thức tiếp cận trong quản lý bệnh lý TSG - SG dần được thay đổi dựa trên các thực nghiệm lâm sàng. Các thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán, các hướng tiếp cận mới, các khuyến cáo được xây dựng cụ thể riêng cho từng loại rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, ưu tiên ngăn chặn tiến triển nặng và các biến chứng của bệnh cũng như dự báo sớm xuất hiện và dự phòng hình thành bệnh đã góp phần quản lý tốt hơn bệnh lý này. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát về các biến dị di truyền và đặc biệt là nghiên cứu sự thay đổi của một số chất chỉ điểm sinh học, sinh lý liên quan đến TSG cũng như tiếp cận dự phòng sớm sự hình thành bệnh. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu một phương pháp tiếp cận sàng lọc sớm có hiệu quả phát hiện TSG, xác định một phác đồ dự phòng hữu hiệu sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do nhóm bệnh lý này gây ra. Việc xác định được một số biến dị di truyền có liên quan đến TSG trong quần thể người Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng là hết sức cần thiết.

Từ những lý do trên và nhằm góp phần vào công tác quản lý bệnh lý TSG, một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, nhóm nghiên cứu do GS.TS. Cao Ngọc Thành, Trường Đại học Y Dược Huế, đứng đầu đã đề xuất và được chấp thuận thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật và xây dựng phác đồ điều trị dự phòng” với các nội dung chính bao gồm: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo bệnh lý TSG - SG dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử - protein, hóa sinh, siêu âm và lâm sàng cơ sở để xây dựng các mô hình dự báo TSG hiệu quả; Nghiên cứu mối liên quan của một số biến dị di truyền ở gen mẹ và biểu hiện mRNA của một số gen nguồn gốc nhau thai với bệnh lý TSG - SG; Nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị dự phòng bệnh lý TSG - SG.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau:

1. Về hiện trạng và kết quả dự báo bệnh lý TSG-SG dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử - protein, hóa sinh, siêu âm và các mô hình dự báo

- Đặc điểm lâm sàng, siêu âm doppler động mạch TC tại thời điểm 11-13+6 thai kỳ - Tỷ lệ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ là 3,74%, tỷ lệ TSG là 2,84%.

- Các trị số HA và chỉ số xung PI động mạch tử cung ở nhóm TSG sớm, TSG muộn cao hơn so với nhóm không bị TSG.

- Đặc điểm giá trị PAPP-A tại thời điểm 11-13+6 ở các thai phụ bị TSG - PAPP-A MoM trong nhóm TSG sớm và nhóm TSG muộn thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không bị TSG.

- Mô hình dự báo TSG - Phối hợp yếu tố nguy cơ mẹ, HATB, PI động mạch tử cung thấp nhất cho tỷ lệ phát hiện TSG muộn là 45,6% tương ứng với tỷ lệ dương tính giả là 5%. - Phối hợp yếu tố nguy cơ mẹ, HATB, PAPP-A, chỉ số xung động mạch tử cung thấp nhất cho tỷ lệ phát hiện TSG sớm là 81,8% tương ứng với tỷ lệ dương tính giả là 5%.

2. Liên quan của một số biến dị di truyền ở gen mẹ và biểu hiện mRNA của một số gen nguồn gốc nhau thai với bệnh lý TSG

- Liên quan đột biến G1691A và đa hình M235T với TSG - Đột biến G1691A gen F5 chiếm tỷ lệ 4,1% (dạng dị hợp tử 1691GA) trong nhóm TSG.

- Đột biến G1691A làm tăng nguy cơ mắc TSG cao gấp 29,04 lần.

- Không có mối liên quan giữa đa hình M235T gen AGT với TSG và mức độ nặng của bệnh

3. Liên quan biểu hiện mRNA gen SERPINE1, FLT-1 rau thai với TSG

- Có mối liên quan giữa tỷ số SERPINE1 mRNA/GAPDH mRNA với TSG. SERPINE1 mRNA/GAPDH mRNA có giá trị dự báo TSG với xác suất đúng là 61,0%, điểm cắt tối ưu là >0,092, với độ nhạy 40,0% và độ đặc hiệu 87,98%.

- Có mối liên quan giữa FLT-1 mRNA (+) với nguy cơ TSG (RR = 2,33; 95% CI:1,01- 5,39). Có mối liên quan giữa tỷ số FLT-1 mRNA/GAPDH mRNA với TSG. FLT-1 mRNA/GAPDH mRNA có giá trị dự báo TSG với xác suất đúng là 70,1%, điểm cắt tối ưu > 0,0106, độ nhạy 66,67% và độ đặc hiệu 82,35%.

- Thiết lập được phương trình hồi quy logistic có giá trị dự báo TSG – SG dựa vào 2 tỷ số FLT-1 mRNA và SERPINE1 mRNA trên gen chứng cho tỷ lệ phân loại đúng của mô hình là 91,18%.

4. Hiệu quả điều trị điều trị dự phòng TSG

- Bổ sung canxi làm giảm 45% tỷ lệ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ và 49% tỷ lệ TSG.

- Can thiệp aspirin liều thấp làm giảm 44% tỷ lệ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ và giảm 69% tỷ lệ TSG

Đề tài là nghiên cứu có tính chất đột phá lần đầu tiên được thực hiện trong nước trên các mẫu sàng lọc rất lớn. Các kết quả thu được có thể áp dụng kết hợp sàng lọc bệnh lý TSG và sàng lọc các bất thường thể 3 nhiễm thường qui trong lần sàng lọc đầu tiên, vào thời điểm 11 tuần 0 ngày - 13 tuần 6 ngày thai kỳ. Ngoài ra có thể ứng dụng được trong các cơ sở y tế trong nước, giúp nâng cao chất lượng sàng lọc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu góp phần mở ra một hướng đào tạo đặc biệt cho các chuyên ngành sau đại học về sản khoa và di truyền.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13311/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Vắc xin HIV mới cho thấy an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch chống vi rút HIV mạnh hơn 7/20/2018
Nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết của Việt Nam được nhận giải thưởng Alexandre Yersin 7/20/2018
Thiết lập quy trình đo liều bệnh nhân trong chẩn đoán CT 7/20/2018
Bệnh tiểu đường tuýp 2, béo phì có thể sớm “đảo ngược” bằng liệu pháp gen 7/20/2018
Loại thuốc mới có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược ảnh hưởng do chứng mất trí và đột quỵ 7/20/2018
Kỹ thuật đo độ thanh lọc ICG của gan - đánh giá chính xác chức năng gan giúp điều trị hiệu quả ung thư gan 7/20/2018
Testosterone có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư? 7/20/2018
Mỹ phát triển thuốc cải lão hoàn đồng, kéo dài 1/3 tuổi thọ 7/16/2018
Phát hiện có 40 gien chịu trách nhiệm về hành vi hung hãn 7/16/2018
Phát hiện thuốc trị chứng sốc độ cao hữu ích cho các bệnh nhân u não 7/16/2018
Các nhà khoa học phát hiện ra mục tiêu mới để ngăn chặn sự phát triển của ung thư 7/10/2018
Phương pháp xét nghiệm máu có giá chỉ 20USD có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm gan B toàn khu vực châu Phi 7/10/2018
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết, hạ Cholesterol và thử nghiệm tạo ra một số sản phẩm đồ uống từ cây Nopal trồng tại Việt Nam 7/10/2018
Kích thích não sâu 'làm chậm tiến trình của bệnh Parkinson' 7/10/2018
Cuba nghiên cứu vaccine có thể điều trị các khối u rắn 7/10/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119956798 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn