Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Các chuyên gia bảo mật và nguồn doanh nhân là nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội siêu thông minh của Nhật Bản 4:34 PM,7/19/2018

Nhân lực là chìa khóa để hiện thực hóa một xã hội siêu thông minh đi trước các nước trên thế giới. Bên cạnh 2 nguồn nhân lực chủ yếu góp phần hình thành một xã hội siêu thông minh bao gồm: Các kỹ sư trí tuệ nhân tạo thông thạo những công nghệ mới nhất; Các nhà khoa học dữ liệu, thì các chuyên gia bảo mật và những người có đầu óc kinh doanh cũng là nguồn nhân lực quan trọng.

Các chuyên gia bảo mật

Như đã nêu ở trên, Internet vạn vật sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách khác nhau, nhưng nó cũng sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng các cuộc tấn công mạng gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, việc bồi dưỡng các chuyên gia an ninh mạng là cấp bách và bắt buộc.

Tại Nhật Bản, 265.000 kỹ sư bảo mật thông tin đang là nhân viên của các tập đoàn CNTT. Theo ước tính, những công ty này sẽ cần thêm khoảng 80.000 kỹ sư bảo mật thông tin nữa. Các tập đoàn có sự thiếu hụt nghiêm trọng những kỹ sư trong lĩnh vực này không liên quan đến công nghệ thông tin mà thuộc các lĩnh vực sản xuất, bán buôn, bán lẻ, y tế và phúc lợi. Trong số 265.000 kỹ sư bảo mật thông tin, ước tính có khoảng 160.000 người thiếu các kỹ năng kỹ thuật cần thiết để xử lý công việc, vì vậy, họ cần phải được đào tạo nâng cao.

Đối mặt với sự thiếu hụt số lượng các chuyên gia bảo mật thông tin, xã hội Nhật Bản thiếu nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin và sự cần thiết của các biện pháp cải thiện tình hình. Các biện pháp này cần được thực hiện để nâng cao mối quan tâm của xã hội về bảo mật thông tin và chủ động bồi dưỡng các chuyên gia.

Để đảm bảo các biện pháp chống lại các mối đe dọa bảo mật thông tin ngày càng trắng trợn và nghiêm trọng và các cuộc tấn công mạng tinh vi, cũng như để đảm bảo bảo mật thông tin cho Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020 tại Tokyo, việc bồi dưỡng các chuyên gia an ninh mạng là hết sức cần thiết. Hướng đến mục tiêu đó, hệ thống giáo dục tiểu học và trung học sẽ được cải thiện, mang đến những cơ hội học hỏi về đạo đức và lập trình thông tin cho học sinh. Các mạng lưới giáo dục mang tính thực tế cũng sẽ được phát triển tại các trường đại học và các chương trình giáo dục về bảo mật thông tin cũng sẽ được áp dụng tại các trường đại học kỹ thuật cấp quốc gia. Sự hợp tác giữa các trường đại học và chính phủ là điều vô cùng quan trọng trong nỗ lực đào tạo các chuyên gia an ninh mạng, góp phần bảo vệ xã hội.

MEXT đang xem xét Bộ hướng dẫn Chương trình giảng dạy. Vào tháng 8 năm 2015, Ủy ban Đặc biệt về Xây dựng Chương trình giảng dạy đã tóm tắt lại các vấn đề cần chú ý ("Tóm tắt các vấn đề"). Trong đó nêu rõ rằng các cơ hội để tìm hiểu về bảo mật thông tin, đạo đức thông tin và lập trình sẽ được tăng lên theo giai đoạn phát triển của học sinh. Đối với các trường cao đẳng kỹ thuật quốc gia, “Các trung tâm Bồi dưỡng Chuyên gia Bảo mật KOSEN” đang được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc để cung cấp cho sinh viên công nghệ một môi trường chia sẻ các bài tập bảo mật thông tin.

Đối với các trường đại học, Mạng lưới Giáo dục Công nghệ thông tin Thực tế (enPiT) được thiết lập để bồi dưỡng các chuyên gia bảo mật thông tin. Với sự phối hợp của Viện Tin học Quốc gia, dự án AIP cung cấp chương trình một năm cho các nghiên cứu sinh và những người có kinh nghiệm về quản lý an ninh thông tin tại một công ty hoặc một tổ chức. Theo chương trình này, SINET được sử dụng trong các mô phỏng tấn công mạng dựa trên các dữ liệu thực tế để có cái nhìn tổng quan về các cuộc tấn công mạng đó và đánh giá tình hình liên quan đến chúng.

Trung tâm Quốc gia về Sẵn sàng ứng phó và Chiến lược An ninh không gian mạng (NISC) của chính phủ Nhật Bản đã xây dựng “Chiến lược An ninh không gian mạng”. Chiến lược này mô tả sự cần thiết của việc phát triển giáo dục về an ninh mạng và các vấn đề liên quan, nhằm mục đích tìm kiếm, bồi dưỡng và đảm bảo nguồn cung cấp các chuyên gia với năng lực và kỹ năng nghề nghiệp xuất sắc. Trên cơ sở Chiến lược an ninh không gian mạng, "Chính sách Tăng cường Toàn diện về Bồi dưỡng Chuyên gia an ninh không gian mạng" được xây dựng để thúc đẩy việc bồi dưỡng các chuyên gia an ninh mạng.

Nguồn doanh nhân

Sức lan tỏa của điện toán đám mây và mạng xã hội (SNS) đã tạo ra các giá trị và ngành nghề mới phụ thuộc vào việc sử dụng dữ liệu lớn và hạ tầng CNTT chi phí thấp.

Trong một môi trường xã hội mở ra ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực có ý thức kinh doanh tốt và táo bạo để tạo ra các ngành nghề và dịch vụ mới. Trong khi một số lượng lớn các công ty CNTT đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 1980 tại Hoa Kỳ và từ năm 1990 tại Trung Quốc và Hàn Quốc, thì phần lớn các công ty CNTT hiện tại của Nhật Bản đã được niêm yết trước năm 1980. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp CNTT ở Nhật đang đổi mới chậm hơn so với các nước khác.

Lý giải cho tình trạng này là những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, bởi thực tế là đầu tư vốn mạo hiểm theo tỷ lệ phần trăm GDP ở Nhật nhỏ hơn so với các nước khác. Vì vậy, nỗ lực để nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân ở Nhật Bản là vô cùng cần thiết.

Với mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp tiềm năng, tăng cường hiểu biết xã hội và vị thế của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, cần đào tạo nguồn nhân lực đa dạng thông qua giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Điều quan trọng là các học sinh giỏi - những người đóng vai trò quan trọng trong các thế hệ tiếp theo - cần được làm quen với công việc kinh doanh và cân nhắc phát triển sự nghiệp trong một doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, họ cần được tạo điều kiện, cơ hội tiếp xúc với các doanh nhân và trải nghiệm các nền văn hóa khác thông qua việc du học ở nước ngoài để từ đó, học cách đương đầu với những thử thách cũng như trân trọng những ý tưởng và cách tiếp cận độc đáo. Các trường đại học cần thúc đẩy giáo dục về kinh doanh, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và cung cấp cho sinh viên cơ hội và mạng lưới để tiếp cận các doanh nhân giỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ.

MEXT đã và đang triển khai Chương trình Tăng cường Phát triển Doanh nhân Toàn cầu (Chương trình EDGE). Chương trình EDGE hỗ trợ nhiều dự án nhằm phát triển nguồn nhân lực với năng lực thực tế và nhằm giúp sinh viên sau tốt nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu trẻ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và bí quyết khởi nghiệp.

METI đã phối hợp với MEXT tổ chức các cuộc họp của Hội đồng Thúc đẩy Giáo dục Doanh nhân tại các trường tiểu học và trung học phổ thông. Dựa trên một phân tích của Hội đồng về tình hình hiện tại, các vấn đề, đường hướng liên quan đến giáo dục kinh doanh, một cuốn sổ tay đã được biên soạn với các ý tưởng và các ví dụ cụ thể về giáo dục kinh doanh. Hy vọng giáo dục kinh doanh thực tế được giới thiệu và tăng cường trên toàn quốc dựa trên sự hiểu biết của các nhà giáo dục và sự hợp tác của các cộng đồng khu vực và các công ty tư nhân.

Chương trình IPA đã triển khai Dự án Tìm kiếm Nguồn nhân lực CNTT (Chương trình MITOH) nhằm chủ động xác định và phát triển những cá nhân xuất sắc thành những nhà sáng chế trong các lĩnh vực liên quan đến phần mềm với sự hỗ trợ của các nhà quản lý dự án. Chương trình MITOH đã phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin về các hoạt động và thành tựu của các chuyên gia CNTT trẻ và mở rộng mạng lưới chuyên gia trong tất cả các ngành nghề nhằm khuyến khích một loạt các ngành công nghiệp tận dụng lợi thế của chương trình này.

Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia (NICT) đã đưa ra nền tảng Cố vấn CNTT. Vốn, nguồn nhân lực và thương mại hóa là ba yếu tố quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp CNTT. Để giúp kết nối các yếu tố này, nguồn nhân sự từ các doanh nghiệp CNTT được coi là những cố vấn trên nền tảng này, cùng làm việc theo khu vực với nguồn nhân lực trẻ.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Nhật Bản: Đào tạo kỹ năng cần cho xã hội siêu thông minh 7/19/2018
Pin sạc sử dụng cho xe điện được gia công bằng chất điện phân có hàm lượng flo cao 7/19/2018
Xu hướng ứng dụng mô hình thương mại điện tử 7/19/2018
Hội thảo chuyên đề “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 - Nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam” 7/19/2018
Vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018 7/19/2018
Năm 2017: Học viện KHCN công bố hơn 107 bài báo quốc tế ISI 7/19/2018
Thị trường điện toán đám mây sắp bùng nổ 7/19/2018
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 7/19/2018
Giám đốc Sở KHCN TP.HCM: 90% đề tài KHCN được ứng dụng thực tế 7/19/2018
An Giang: Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt 7/19/2018
Bạc Liêu: Ứng dụng công nghệ mới của Nhật Bản để nuôi tôm công nghiệp 7/19/2018
Đẩy mạnh phối hợp công tác giữa 2 Bộ KH&CN và TN&MT 7/19/2018
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành nông nghiệp 7/19/2018
Microsoft đẩy mạnh hợp tác với các đối tác phát triển phần mềm độc lập Việt Nam 7/19/2018
Công nghệ xử lý rác đạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 7/19/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120155969 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn