Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sử dụng cáp quang để phát hiện động đất 4:33 PM,7/19/2018

Cáp quang có thể được sử dụng để phát hiện động đất và các chuyển động khác dưới mặt đất. Cáp dữ liệu cũng có thể thu tín hiệu địa chấn từ ô tô đang di chuyển hoặc các chuyển động của sóng biển. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu địa chất GFZ ở Anh và các cộng sự tại Anh thực hiện, đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Nhóm nghiên cứu đã truyền các xung laser qua sợi quang, một phần của dây cáp dài 15 km được sử dụng vào năm 1994 trong mạng viễn thông trên bán đảo Reykjanes, đảo SW và chạy qua vùng đứt gãy địa chất nổi tiếng tại đường nứt giữa mảng kiến tạo Á-Âu và Mỹ. Tín hiệu ánh sáng được phân tích và so sánh với bộ dữ liệu từ một mạng lưới địa chấn dày đặc. Kết quả nghiên cứu gây ngạc nhiên cho cả các chuyên gia. Philippe Jousset, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Các số đo của chúng tôi tiết lộ những đặc điểm cấu trúc địa hình trong lòng đất với độ phân giải chưa từng có và cung cấp các tín hiệu tương đương với các điểm dữ liệu đặt cách nhau 4 km. Dữ liệu này có mật độ dày đặc hơn bất kỳ mạng lưới địa chấn nào trên thế giới".

Ông Philippe cho rằng phương pháp mới sẽ làm thay đổi lĩnh vực địa chấn. Dù phương pháp này không phải là mới đối với các ứng dụng khác (vì từng được sử dụng nhiều năm trong các lỗ khoan để theo dõi bể chứa), nhưng đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên trên thế giới thu thập được các số đo địa chấn này để đáp ứng các mục tiêu địa chấn nhờ có dây cáp dài.

Nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin về tình trạng đứt gãy phổ biến và rãnh núi lửa. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy hiện tượng đứt gãy chưa từng có bên dưới mặt đất và đã đo biến dạng dưới mặt đất diễn ra trong khoảng vài phút. Những trận động đất nhỏ cục bộ, sóng bắt nguồn từ những trận động đất lớn ở xa và vi địa chấn ở đáy đại dương cũng được ghi lại qua cáp sợi quang.

Lợi thế của phương pháp mới là rất lớn, vì có vô số cáp quang trên toàn cầu trong mạng lưới viễn thông dày đặc. Dưới các siêu đô thị có nguy cơ địa chấn cao như San Francisco, Mexico City, Tokyo, Istanbul và nhiều khu vực khác, loại cáp này có thể là phương thức bổ sung chi phí - hiệu quả cho các thiết bị đo địa chấn hiện có.

Trong tương lai, các nghiên cứu dự kiến sẽ xem xét khả năng sử dụng cáp ở biển sâu để thu thập các số đo địa chấn. Các nhà khoa học rất lạc quan cho rằng cáp dưới đáy biển sẽ phát hiện các trận động dưới biển, chuyển động mặt đất của các mảng kiến tạo và cả những thay đổi áp lực nước. Do đó, phương pháp mới sẽ hữu ích cho các chuyên gia địa chấn và chuyên gia hải dương học.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loại nước thải bằng than hoạt tính sản xuất từ trấu 7/19/2018
Công nghệ máy học có thể thay đổi cách chúng ta dự báo thời tiết 7/16/2018
Nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ trái đất khu vực đới đứt gẫy Sông Mã bằng phương pháp thăm dò sâu từ tellue 7/12/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải nhiễm kim loại bằng vi khuẩn khử sulfate phù hợp điều kiện Việt Nam 7/12/2018
Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững 7/12/2018
Nghiên cứu đặc điểm tiến hóa kiến tạo khu vực quần đảo Trường Sa trong Kainozoi trên cơ sở phân tích tài liệu địa vật lý 7/12/2018
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng 7/10/2018
Các phương pháp nghiên cứu mới được thực hiện bởi công nghệ thông tin và truyền thông 7/10/2018
Các dự báo về khí hậu cần bao gồm các tác động của CO2 lên sự sống 7/10/2018
Biến nước biển thành nước uống 7/10/2018
Nga muốn tiêu hủy rác vũ trụ bằng pháo Laser 7/2/2018
Nữ sinh lớp 6 phát minh robot "săn" rác nhựa trên biển 7/2/2018
Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm giám sát từ xa một số trạm đo mực nước tự động theo các nguyên lý đo không tiếp xúc với nước trên lưu vực sông 7/2/2018
Nghiên cứu mới cho thấy sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí CO2 6/28/2018
Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát 6/28/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119976062 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn