Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nga muốn tiêu hủy rác vũ trụ bằng pháo Laser 4:28 PM,7/2/2018

Các nhà khoa học Nga đang phát triển những khẩu súng vũ trụ có khả năng làm nổ tung nửa triệu mảnh rác đang quay quanh Trái đất và biến chúng trở thành quên lãng.

Bộ phận nghiên cứu và phát triển vũ khí chính xác (Precision Instrument Systems) trực thuộc Cơ quan Không gian Nga vừa đệ trình bản kế hoạch lên Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) nhằm biến một kính thiên văn quang học dài 3 m thành một khẩu pháo laser – hãng thông tấn RT đưa tin.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Laser quang học Altay (Nga) sẽ xây dựng một kính viễn vọng lớn để giám sát các mảnh rác vũ trụ. Và để tiêu hủy chúng, họ sẽ gắn bổ sung thêm một hệ thống nhận diện bằng “laser ở trạng thái rắn” lên thiết bị – Sputnik cho biết. Tiếp đó, khẩu pháo sẽ hướng chùm laser vào những mảnh vụn ở trong quỹ đạo Trái Đất thấp, đốt nóng chúng cho đến khi bị phá hủy hoàn toàn – theo RT.

Rác vũ trụ, thực chất là do chính con người tạo nên, bao gồm những thành phần bị bỏ lại do không sử dụng nữa hoặc hỏng hóc từ tàu vũ trụ, thiết bị phóng và nhiều vật thể khác được đưa vào không gian, với đủ mọi kích cỡ. Khoảng nửa triệu mảnh vụn lớn bằng viên đá cẩm thạch hoặc hơn thế đang lao quanh hành tinh của chúng ta, trong đó ít nhất 20.000 mảnh có kích thước tương đương với quả bóng chày – theo báo cáo năm 2013 của NASA. Chúng di chuyển với tốc độ lên đến 17.500 mph (28.164 km /h), nên mặc dù có kích thước tương đối nhỏ nhưng cũng đủ để làm hư hỏng nặng cả một tàu vũ trụ hoặc vệ tinh.

Năm 2015, các nhà khoa học Nhật Bản từng trình bày kế hoạch phóng tàu thám hiểm và dùng kính thiên văn lớn gắn súng laser để phá huỷ các mảnh rác không gian, với mục đích là để phát hiện các tia vũ trụ – theo Space.com. Đề án đó đã mô tả việc kết hợp nhiều chùm laser nhỏ với nhau thành chùm tia mới mạnh mẽ hơn, đủ để làm bốc hơi các vật chất trên bề mặt rác vũ trụ, tạo ra lực đẩy các mảnh vụn xuống thấp hơn theo đường quỹ đạo và cuối cùng bốc cháy trong khí quyển Trái Đất. Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng công bố một bản báo cáo, trong đó đề xuất phương pháp xử lý rác vũ trụ bằng cách sử dụng vũ khí laser gắn trên vệ tinh nhằm đẩy các mảnh vụn tiến vào quỹ đạo thấp hơn khi quay quanh Trái Đất.

Như vậy, các giải pháp tương lai như pháo laser đang tỏ ra rất hứa hẹn trong việc giải quyết vấn đề rác thải không gian. Tuy nhiên, mặc dù đại diện của Precision Instrument Systems đã xác nhận về sự tồn tại của bản kế hoạch với Sputnik, nhưng họ lại “từ chối không cung cấp thêm” bất cứ chi tiết nào liên quan tới khung thời gian hay những yêu cầu kỹ thuật của đề án.

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Send Print  Back
The news brought
Nữ sinh lớp 6 phát minh robot "săn" rác nhựa trên biển 7/2/2018
Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm giám sát từ xa một số trạm đo mực nước tự động theo các nguyên lý đo không tiếp xúc với nước trên lưu vực sông 7/2/2018
Nghiên cứu mới cho thấy sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí CO2 6/28/2018
Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát 6/28/2018
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo sóng tác nghiệp cho vùng biển vịnh Bắc Bộ có sử dụng số liệu ra đa biển 6/28/2018
Sinh viên Việt sản xuất nhựa sinh học từ mỡ cá basa 6/28/2018
Phát minh mới dùng graphene tạo ra nước sạch từ nước biển ô nhiễm bằng một bước đơn giản 6/28/2018
Trung tâm xử lý rác hoàn toàn tự động 6/28/2018
Tìm ra cách mới để phân hủy chất dẻo 6/28/2018
Nghiên cứu phát triển hệ thống LIDAR hấp thụ vi sai ứng dụng quan trắc phân bố nồng độ ozone trong lớp khí quyển tầng thấp. Mã số đề tài: VAST01.08/13-14 6/26/2018
Xây dựng mô hình số mô phỏng sự thay đổi địa hình đáy biển do sóng và dòng chảy (Mã số: VAST.ĐLT.07/15-16) 6/26/2018
Khử muối khỏi nước biển bằng ống nano carbon siêu nhỏ 6/26/2018
Túi sinh học kháng khuẩn có khả năng phân hủy thay thế túi ni lông 6/22/2018
Học sinh lớp 9 "biến" nước thải máy lạnh thành nước uống 6/22/2018
Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí trong bán kính 2km của sinh viên 6/22/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119987100 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn