Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (azadirachta exselsa (jack) jacob) ở vùng khô hạn Nam Trung bộ 3:44 PM,4/23/2018

Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) được biết đến là một loài cây đặc biệt trong kiểu rừng lá rộng rụng lá của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là một loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao. Gỗ Cóc hành sử dụng làm nhà và đồ mộc. Lá, hạt và vỏ thân Cóc hành dùng để chiết xuất một số chất phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp, y học, đặc biệt sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Theo Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT ngày 23/6/2010 thì Cóc hành và Neem Azadirachta indica) là 2 loài cây trồng lấy gỗ được đưa vào danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Đã có những nghiên cứu về loài cây này, tuy nhiên mang tính chất đơn lẻ, chưa hệ thống đầy đủ về đặc điểm lâm học, chọn giống, nhân giống, biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cũng như công dụng của nó. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) ở vùng khô hạn Nam Trung bộ” được Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng làm cơ quan chủ quản cùng phối hợp với chủ nhiệm đề tài TS. Hà Thị Mừng nghiên cứu.

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã chọn được 73 cây mẹ Cóc hành từ 7 xuất xứ (7 huyện) tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, bao gồm: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Nam - Ninh Thuận; Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình - Bình Thuận. Xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng Cóc hành ở Ninh Thuận là Bác Ái và Ninh Sơn; ở Bình Thuận là Hàm Thuận Bắc, Ninh Sơn và Bác Ái.

Các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Cóc hành: Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thích hợp cho Cóc hành là: trồng phân tán hoặc trồng tập trung hỗn giao theo hàng với Neem theo tỷ lệ 2:2, cày toàn diện bằng phương pháp cơ giới, mật độ trồng 833 hoặc 1100 cây, chăm sóc 3 năm, bón lót 200g vi sinh + thúc 75gNPK năm 1; thúc 150gNPK năm 2; thúc 225gNPK năm 3 nếu trồng ở Ninh Thuận hoặc Bón lót 200g vi sinh + thúc 100gNPK năm 1; thúc 200gNPK năm 2; thúc 300gNPK năm 3 nếu trồng ở Bình Thuận. Cây con Cóc hành 1-3 tháng tuổi trong vườn ươm cần che bóng 50%, từ 3 đến 6 tháng tuổi cần che 25%, sau đó có thể dỡ dàn che hoàn toàn. Lượng phân bón thích hợp cho cây con Cóc hành đến giai đoạn 12 tháng tuổi là 2,10g Urê + 3,84 g Supe lân + 0,50 g KCl; tương ứng với 0,96gN+ 0,7gP2O5 + 0,30g K2O nguyên chất. Đề tài đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng bao gồm từ khâu xác định điều kiện gây trồng đến giống, tạo cây con và chăm sóc rừng trồng.

Một số tính chất cơ lý, hóa học của gỗ và hàm lượng lipit tổng, thành phần axit béo trong vỏ, lá và hạt của Cóc hành: Gỗ Cóc hành có lõi và dác phân biệt rõ ràng, gỗ dác nhiều, có màu vàng nhạt, gỗ lõi màu nâu hồng. Gỗ có mùi thơm hơi nồng. Gỗ Cóc hành thu thập từ rừng tự nhiên có khối lượng riêng và khả năng chịu lực tốt hơn gỗ thu thập từ rừng trồng. Gỗ xếp nhóm I đối với gỗ từ rừng tự nhiên và nhóm II đối với gỗ từ rừng trồng. Gỗ thích hợp để làm đồ mộc, làm cửa và cấu trúc bên trong hay làm đồ mộc. Gỗ Cóc hành có hàm lượng xenluloza ở mức trung bình (41,22% đối với gỗ rừng tự nhiên và 41,38% đối với gỗ rừng trồng), hàm lượng lignin ở mức tương đốicao (27,72% đối với gỗ rừng tự nhiên và 25,05% đối với gỗ rừng trồng), hàm lượng các chất vô cơ (độ tro) ở mức trung bình (0,23% đối với gỗ rừng tự nhiên và 0,57% đối với gỗ rừng trồng). Gỗ Cóc hành không phù hợp cho công nghiệp sản xuất giấy.

Hàm lượng hoạt chất azadirachtin được phát hiện ở mẫu Hạt Cóc hành, cao nhất là 1,0795g/kg mẫu. Tỷ lệ % lipid so với khối lượng mẫu phân tích trong lá Cóc hành chiếm 1,06-1,59%, trong hạt là 1,31-1,71% và trong vỏ là 0,27-0,30%. Có 13 loại axit nhận dạng được trong lipit tổng số ở các bộ phận của Cóc hành, chủ yếu là Axit oleic, Axit palmitic, Axit linoleic.

Dịch chiết của lá Cóc hành có biểu hiện hoạt tính gây độc với 2 dòng tế bào ung thư gan (Hep G2) và ung thư biểu mô vú (MCF 7), dịch chiết của lá và vỏ có biểu hiện hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12527/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Send Print  Back
The news brought
Sản xuất chế phẩm sinh học trừ bệnh cho cây hồ tiêu 3/30/2018
Ứng dụng công nghệ trong quản lý và bảo vệ rừng 11/20/2017
Nga sản xuất thành công đất nhân tạo 10/10/2017
Bắc Kạn: Chuyển giao kỹ thuật trồng, sơ chế, bảo quản cây Giảo cổ lam 8/24/2017
Phú Yên: Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro và bảo tồn loài dược liệu quý cây Cam Thảo Đá Bia 8/22/2017
Hà Tĩnh: Tạo lập nhãn hiệu Tập thể "Thái Yên" dùng cho sản phẩm mộc dân dụng. 8/18/2017
Nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam 6/30/2017
Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su 6/23/2017
Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhân giống cây cà phê chè (Arabica L.) bằng công nghệ Bioreactor 6/20/2017
Nghiên cứu chọn và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và Keo tai tượng (A. mangium) phục vụ trồng rừng kinh tế 6/19/2017
Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ 6/16/2017
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên 6/15/2017
Bình Thuận: Nghiên cứu thành công đề tài ứng dụng các chế độ cạo mủ cao su thích hợp 6/14/2017
Ứng dụng công nghệ nano trong xử lý gỗ 6/14/2017
Bảo tồn hai loài Dầu mít (Dipterocarpus. costatus) và Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) đang bị đe dọa ở Đông Nam Bộ 5/25/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119985235 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn