Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nuôi cấy thành công trai nước ngọt tại Ninh Bình 3:27 PM,3/30/2018

Với mục tiêu phát triển ngành nghề thủy sản mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc Pearl đã được Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình hỗ trợ thực hiện đề tài "Áp dụng kỹ thuật xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình". Đề tài đã đạt kết quả xuất sắc sau 2 năm thực hiện.

Nuôi trai lấy ngọc là một nghề mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy có nguồn nguyên liệu dồi dào và chất lượng tốt, nhưng ở Việt Nam, nghề nuôi trai lấy ngọc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Với hơn 22.436 ha diện tích mặt nước (ao hồ, ruộng trũng…) là điều kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Bình phát triển nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, tạo ra sản phẩm phục vụ cho thị trường cũng như tạo lập thương hiệu du lịch riêng của tỉnh.

Đề tài (được đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 6/2017) được thực nghiệm tại xã Khánh Lợi (huyện Yên Khánh) với tổng diện tích ao nuôi 2 ha, trong đó, ao nuôi tự có của doanh nghiệp là 0,8 ha và ao thuê của một hộ dân là 1,2 ha. Trải qua các thí nghiệm lựa chọn độ tuổi, nghiên cứu lai tạo mô tế bào, hai loài trai xanh cánh mỏng và trai đồng cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ ngậm ngọc cao, tốc độ phủ ngọc nhanh và màu sắc đa dạng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bể xi măng nuôi dưỡng trai cấy do có những đặc tính ưu việt như: chủ động được việc thay đổi nguồn nước, điều tiết nguồn thức ăn theo định lượng và thời gian, hạn chế việc trai tiếp xúc trực tiếp với bùn, giảm thiểu sự vận động co đạp của trai...

Kết quả cho thấy, trong tổng số 40.000 con trai nuôi của đề tài, có 23.200 con sống sót, chiếm tỷ lệ lên tới 58%; số lượng ngọc thu được đạt 41.000 viên. Ngoài ra, do trai được nuôi tại tầng đáy ao nên có thể kết hợp nuôi chung với các loại thủy sản khác. Đây sẽ là một nghề tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn tại địa phương, chuyển đổi thành hàng hóa có giá trị cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Thiết bị sấy nguyên liệu thủy sản bằng năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt 1/17/2018
Thanh Hóa: Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ 11/13/2017
Phát hiện về các trạng thái cảm xúc của loài cá 10/31/2017
Phát hiện loài cá cũng có các trạng thái cảm xúc 10/30/2017
Cà Mau: Cá khoai Cái Đôi Vàm được công nhận Nhãn hiệu tập thể 10/20/2017
Hải Phòng: Mô hình ứng dụng công nghệ xử lý bảo quản mực ống 10/18/2017
Não cá có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các hạt nhỏ xíu từ chất thải nhựa 10/17/2017
Thanh Hóa: Kết quả bước đầu thử nghiệm sản xuất giống loài phi (sanguinolaria diphos, linnaeus 1771) 10/5/2017
Bình Định: Thêm một làng nghề nước mắm truyền thống được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu 9/28/2017
Phát hiện bọ đuôi dài dưới lòng đất 9/28/2017
Tính cách phức tạp của loài cá 9/28/2017
Nguy cơ các loài sinh vật lớn và nhỏ nhất tuyệt chủng 9/22/2017
Phát hiện loài mực ống trong suốt như kính 9/22/2017
Giá cua biển ở Cà Mau giảm mạnh 9/21/2017
Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh 9/20/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119079907 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn