Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ý đồ cực hay ho của nhà sản xuất trong mỗi cốc mỳ mà ít người biết 3:43 PM,9/29/2017

Nếu để ý, bạn sẽ thấy vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy cốc, mà tạo thành một khoảng trống. Tại sao vậy?

Nếu có dịp nào đó đủ rảnh rỗi, bạn có cắt đôi cốc mỳ ăn liền ra và kiểm chứng điều này: vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc. Nó sẽ mắc kẹt ở thân cốc, tạo với đáy một khoảng trống kỳ lạ như hình dưới đây.

Nhưng tại sao? Phải chăng đây là cách để các nhà sản xuất đánh lừa người tiêu dùng, tạo cảm giác một cốc mỳ đầy ắp nhưng thực chất lại chứa một phần không khí? Thậm chí, có người còn liên hệ với các nhà sản xuất khoai tây chiên hiện nay - 1 gói to bự, nhưng bên trong quá nửa là... không khí.

Trên thực tế, lý do vì sao các nhà sản xuất khoai tây chiên đóng gói sản phẩm của mình theo kiểu "5 nghìn lá, 2 nghìn xôi" đã được giải mã từ lâu. Cái chúng ta tưởng là không khí thực chất là nitrogen (ni-tơ), giúp bảo quản khoai tây được lâu hơn.

Và quả thực, khoảng trống trong các cốc mỳ cũng có một lời giải đáp rất khoa học, dù không giống như khoai tây chiên.

Cụ thể, theo như giải thích từ website của viện bảo tàng mỳ cốc ăn liền thuộc Osaka, Nhật Bản, việc để vắt mỳ mắc kẹt ở khoảng giữa cốc là việc hoàn toàn có ý đồ, được gọi là "Middle Suspension" (tạm dịch: kẹt giữa). Khi sử dụng phương pháp này, mỳ sẽ ít bị vỡ trong quá trình vận chuyển (do được cố định ở giữa.

Hơn nữa nhờ vào khoảng trống, nước nóng trong cốc được lưu thông ổn định hơn. Chắc bạn cũng biết, trọng lượng riêng của nước tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, tức là nước nóng sẽ đi lên trên, nước lạnh hơn chìm xuống dưới, tạo thành dòng đối lưu. Với trường hợp cốc mỳ, đối lưu của nước ổn định sẽ giúp sợi mỳ mềm đều, không bị cảm giác "sợi chín sợi tái" như úp mỳ trong bát.

Nguồn: Tri thức trẻ

Send Print  Back
The news brought
Hưng Yên: Công bố Nhãn hiệu chứng nhận “Rượu Lạc Đạo” 9/22/2017
Bộ Công Thương được giao quản lý an toàn thực phẩm với rượu 9/20/2017
Thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, xử lý cơ sở sản xuất bánh trung thu 9/20/2017
Phát minh quy trình mới chiết xuất đường từ gỗ 9/15/2017
Cần Thơ: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm chức năng bột gạo mầm 9/6/2017
Quảng Trị: Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê chè vùng Hướng Hóa 8/29/2017
Giấm gỗ thay thế an toàn cho nhiều loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật 8/21/2017
Kem để nhiều giờ không chảy ở Nhật 8/10/2017
New Zealand mở cửa thị trường và hỗ trợ công nghệ sản xuất, chế biến nông sản Việt 8/2/2017
Hải Phòng: Bánh đa Kinh Giao phát triển nhờ được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu 8/2/2017
Quảng Trị : Sản phẩm chè vằng hòa tan, bước đột phá trong chế biến dược liệu 7/28/2017
Thiếu máy test nhanh, khó kiểm tra hóa chất trong thực phẩm 7/27/2017
Quảng Ninh: Giới thiệu công nghệ bảo quản các sản phẩm thịt và thủy hải sản bằng sóng điện từ tại TP Hạ Long và huyện Cô Tô. 7/23/2017
Bạc Liêu: Sản xuất rượu một bụi đỏ Ngan Dừa theo quy trình chưng cất hai lần của Trường Đại học Cần Thơ 7/18/2017
ENCAPSEA2017 - Hội thảo quốc tế về công nghệ vi nang ở khu vực Đông Nam Á 7/11/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120182335 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn