Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Giảm thất thoát phân đạm cho cây trồng 4:49 PM,8/4/2020

Nhóm các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Hóa sinh ứng dụng (TPHCM) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công chế phẩm giúp giảm thất thoát phân đạm do tác động của các vi sinh vật trong đất bằng chế phẩm từ hạt xoan Ấn Độ.

GS.TS Trần Kim Qui, chủ nhiệm dự án sản xuất cho biết, phân đạm, đặc biệt là urê, là một loại phân quan trọng được nông dân sử dụng rộng rãi để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, phân đạm ngay sau khi bón vào đất, bị các vi sinh vật trong đất tác dụng, làm thất thoát một lượng đạm lớn trong phân. Quá trình phân giải đạm trong đất do vi sinh vật kết thúc từ 15 – 20 ngày. Trong khoảng thời gian này, cây trồng chỉ có thể hấp thụ được từ 45 – 50% lượng đạm bón vào đất dưới dạng NH4+. Phần còn lại bị thất thoát vào không khí dưới dạng NH3, N2O làm tăng hiệu ứng nhà kính và NO3- làm nhiễm độc môi trường nước, thực phẩm.

Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã ly trích các hoạt chất ARL trong hạt neem (xoan Ấn Độ) trồng ở Ninh Thuận có tác dụng khống chế vi sinh vật nitrit hóa phân đạm. Hạt neem khô được tách vỏ và nghiền mịn, sau đó ép lấy dầu bằng máy ép thủy lực. Dầu được tách ra sau khi ép, còn lại xác hạt neem được ép mạnh thành khối cứng, gọi là bánh dầu neem. Từ bánh dầu neem, nhóm nghiên cứu chiết xuất limonoid SNA (gồm salannin, nimbin, azadirachtin). Từ ba hoạt chất này, nhóm sản xuất chế phẩm Limo NI, gồm 3% limonoid SNA, chất làm bền p-aminobenzoic acid, chất tạo nhũ sorbitan ester. Để chế phẩm bao được phân đạm, nhóm điều chế chất kết dính rosin từ nhựa cây thông, có thể ngăn chặn các vi khuẩn làm nitrit hóa phân đạm.

Kết quả thử nghiệm cho thấy cây trồng sinh trưởng vượt trội, lượng phân bón thấp vẫn cho năng suất cao, đồng thời bảo vệ được môi trường đất, nước, giảm được tình trạng lạm dụng phân bón.

Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, ngày 4/8/2020.


Send Print  Back
The news brought
Xử lý chất thải chăn nuôi: Tác động kép của vi sinh vật bản địa 8/4/2020
Trồng nấm chân dài từ phế phẩm nông nghiệp 7/23/2020
Phương pháp sinh học xử lý quả cà phê tươi 7/23/2020
Chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu 7/14/2020
Nông dân Hà Tĩnh tưới cây... bằng smartphone! 7/10/2020
Góp phần phát triển sản xuất bền vững của Cà Mau bằng kỹ thuật hạt nhân 7/8/2020
Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng 7/8/2020
Xu hướng phát triển KHCN trên thế giới và trong nước phục vụ phát triển nông nghiệp 6/23/2020
Phục hồi diện tích cây ăn quả sau hạn hán, xâm nhập mặn 6/18/2020
Vườn chuối tiêu hồng thu tiền tỷ trên vùng đất lửa Đăk Tô 6/18/2020
Lợn sống nhập từ Thái Lan tuyệt đối an toàn dịch bệnh 6/17/2020
Phát triển hàng hóa chủ lực: Điểm sáng từ địa phương 6/17/2020
Que thử phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong 5 phút 6/12/2020
ĐBSCL: Gia tăng diện tích lúa hay giữ “túi chứa nước” 6/11/2020
Phước Hậu: Nâng cao giá trị kinh tế nhờ chuyển đổi cây táo trên đất lúa 6/10/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119886189 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn