Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu "siêu đàn hồi" có thay đổi hình dạng theo nhiệt độ 2:56 PM,1/16/2019

Vật liệu polyme mới được tạo ra mang tính đàn hồi như cao su. Nó có thể được tạo thành nhiều hình dạng phức tạp khi ở nhiệt độ phòng, nhưng khi được nung nóng đến nhiệt độ chuyển tiếp khoảng 80 độ, nó sẽ "tan chảy" thành hình dạng phẳng. Khi được làm lạnh, nó lại trở về hình dạng như cũ chỉ trong vài phút.


Loại vật liệu đặc biệt này được giáo sư Rafael Verduzco và cộng sự Morgan Barnes thuộc Đại học Rice (Mỹ) tạo ra, hứa hẹn tính ứng dụng cao trong y sinh và công nghệ robot mềm.

Verduzco, giáo sư về công nghệ nano và khoa học vật liệu cho biết: từ lâu các nhà khoa học thế giới đã tìm cách tạo ra vật liệu đàn hồi và tinh thể lỏng, nhưng ít người nghĩ đến việc cho chúng tương tác với nhau.

"Chúng tôi nghĩ rằng nếu có thể tối ưu hóa sự cân bằng giữa các dạng vật chất, làm cho chúng không quá cứng hoặc không quá mềm thì sẽ có được những thay đổi hình dạng tinh vi như loại vật liệu này", Verduzco nói.

Vật liệu ở trạng thái tinh thể lỏng là dạng dễ nhất để tạo hình khối. Khi vật liệu được tạo hình trong khuôn, sau năm phút để dưới ánh sáng cực tím sẽ thiết lập trật tự tinh thể.

Không giống những loại polime khác chỉ thay đổi được hình dạng đơn giản như kéo dài và co lại, vật liệu mới này có thể chuyển từ hình dạng 2D sang hình dạng 3D hoặc từ hình dạng 3D này sang hình dạng 3D khác.

Mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là hạ thấp nhiệt độ chuyển tiếp các hình dạng vật liệu.

"Nếu chúng có thể thay đổi hình dạng ở nhiệt độ cơ thể thì sẽ mở ra cho chúng ta nhiều ứng dụng trong y sinh hơn. Nó có thể ứng dụng trong việc tạo ra các nút điện thoại thông minh hoặc văn bản chữ nổi cho người khiếm thị", Barnes nói.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang sáng chế loại vật liệu có phản ứng với ánh sáng mà không chỉ là nhiệt như hiện nay.

"Thay vì làm nóng toàn bộ, dùng ánh sáng để kích hoạt một phần mẫu vật sẽ là cách dễ dàng hơn để điều khiển một robot mềm bắt chước chuyển động sinh học trong tương lai", nhóm nghiên cứu nói.

Nguồn: Tuổi trẻ


Send Print  Back
The news brought
Hé lộ bất ngờ về vận tốc "khủng" của tên lửa siêu thanh Nga 1/16/2019
Rolls-Royce phát triển máy bay điện nhanh nhất thế giới 1/16/2019
Máy bay chở khách vận tốc nhanh gấp đôi âm thanh sắp bay thử 1/16/2019
Thiết bị tự động bón phân theo... nhu cầu của cây trồng 12/7/2018
Quân đội Mỹ phát triển vũ khí laser 12/5/2018
Vật liệu từ tính cải tiến giúp nâng công suất động cơ 12/4/2018
NVDIA ra mắt nền tảng AI cho xe tự lái ở Trung Quốc 12/4/2018
Nauy: Xe tải tự lái vận chuyển đá vôi trong hầm mỏ 12/4/2018
Mỹ đang phát triển bộ giáp cho những siêu chiến binh 12/4/2018
Hàn Quốc thử nghiệm thành công động cơ tên lửa không gian tự chế tạo 12/4/2018
Nhà khoa học Việt tạo thiết bị biến nước biển thành đá tuyết 11/27/2018
MIT chế tạo ra máy bay vận hành chỉ bằng điện, không hề có yếu tố cơ học 11/27/2018
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị Laser bán dẫn công suất 30W theo phương pháp cộng năng lượng 11/23/2018
Sinh viên Thái chế máy cắt cỏ bằng năng lượng mặt trời 11/22/2018
Thiết bị bay không người lái có thể tham gia cứu nạn trong tương lai 11/22/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119054489 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn