Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mỹ muốn lưu trữ dữ liệu tình báo trên máy tính DNA 4:23 PM,6/19/2018

Các cơ quan tình báo của chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng những máy tính bên trong DNA và các phân tử hữu cơ khác để phục vụ mục đích lưu trữ dữ liệu.

IARPA – nhóm nghiên cứu chuyên phát triển công nghệ cao cấp trực thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, đã công bố dự án chế tạo loại máy tính bảng có thể lưu trữ và phục hồi dữ liệu từ những khối polyme lớn – thuật ngữ chỉ một loạt các phân tử có hình dạng sợi dài. Được biết polyme có khả năng lưu trữ dữ liệu theo chuỗi những nguyên tử riêng biệt hoặc các nhóm nguyên tử.

Theo báo cáo của Nextgov, dự án trên là một phần của những nỗ lực nhằm giải quyết một vấn đề cơ bản nhất trong thời đại hiện đại: đó là chi phí lưu trữ dữ liệu khổng lồ và ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Independent, các trung tâm dữ liệu (datacenter) toàn cầu đã tiêu thụ khoảng 416,2 terawatt điện trong năm 2016 – chiếm 3% nguồn cung của thế giới, cũng như phát thải lượng khí nhà kính bằng khoảng 2%. Các chuyên gia cũng nói với Independent rằng thế giới không thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các trung tâm dữ liệu theo cấp số nhân.

Một công bố trên tạp chí BioMed Research International cũng cho biết: DNA có khả năng lưu trữ thông tin máy tính đặc biệt, nhiều hơn, đòi hỏi năng lượng tiêu thụ ít hơn, và tồn tại ở nhiệt độ cao lẫn thấp hơn so với ổ cứng thông thường. Các tác giả cũng báo cáo về sự nghiên cứu thành công ra những nguyên mẫu máy tính ADN sử dụng các phân tử di truyền cho lưu trữ dài hạn lẫn bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có ai tìm ra cách để thực hiện lưu trữ dữ liệu DNA trên quy mô lớn.

Các quan chức của IARPA cho biết, nỗ lực mới – Dự án Lưu trữ thông tin phân tử – sẽ được chia thành ba giai đoạn, bao gồm một chương trình nghiên cứu trong vòng hai năm để tìm ra cách lưu dữ liệu vào trong DNA hoặc các phân tử khác ở tốc độ cao, và cần thêm hai năm nữa để phát triển một hệ điều hành có khả năng chạy trên các DNA đó.

Tuy nhiên, do nhiều công nghệ mà IARPA mong muốn phát triển đã không thể được kiểm chứng trên quy mô lớn, cho nên không rõ phải mất bao lâu thì những thiết bị máy tính bảng như đề xuất trên mới trở thành sự thật.

Nguồn: Live Science

Send Print  Back
The news brought
Nông dân Việt chế tạo máy đặt hạt xuất khẩu đi 14 nước 6/19/2018
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh 6/19/2018
Hai học sinh chế tạo thành công robot thí nghiệm hóa học 6/19/2018
Tập đoàn NIDEC rót vốn 'khủng' vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 6/19/2018
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương: "Thung lũng Silicon sẽ xuất hiện ở Việt Nam" 6/19/2018
Thêm các dự án quyết định đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 6/19/2018
KH&CN thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh vùng Bắc Trung Bộ 6/19/2018
Techfest vùng Bắc Trung Bộ sẽ diễn ra vào ngày 21/6 6/19/2018
21/6 tới sẽ diễn ra Hội nghị giao ban KH&CN lần thứ XIII vùng Bắc Trung Bộ 6/19/2018
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN cho phóng viên, cộng tác viên các cơ quan thông tấn báo chí 6/19/2018
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sản xuất thí nghiệm Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và thâm canh vườn cây ăn quả xã Long Phước 6/19/2018
An Giang: Tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn lục bình 6/19/2018
Ứng dụng và phát triển y tế thông minh 6/18/2018
Bài toán nhân lực cho ngành AI Việt Nam 6/18/2018
Phải đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu sinh 6/18/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120142718 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn